![]() |
Tụ tập đánh bạc, một cạm bẫy, cám dỗ chết người với tân sinh viên? - Ảnh 24h. |
Đầu tiên là những cạm bẫy về tài chính trong điều kiện ít tiền. Không sinh viên nào không từng hết tiền, thiếu tiền. Đổi lại, có vô vàn dịch vụ cho vay nặng lãi thuận tiện, dễ dàng. Tân sinh viên chỉ cần “cắm” bằng xe máy, thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân là có thể được ứng một số tiền nhất định. “Cầm” xe máy, đồ dùng có giá trị đã có các dịch vụ cầm đồ. Tuy nhiên, đây là những cạm bẫy chết người mà nếu trót sa vào, tân sinh viên sẽ phải đối mặt với đầu gấu, xã hội đen rất nguy hiểm.
Không kém hiểm nguy là những cạm bẫy tại các cây rút tiền, nơi phần đông tân sinh viên, nhất là các bạn xuất thân từ nông thôn, lần đầu làm quen và được trang bị thẻ ATM. Không cảnh giác, cẩn thận, tân sinh viên có thể bị đánh cắp bí mật cá nhân và bị mất tiền trong tài khoản. Các trung tâm giới thiệu việc làm trá hình cũng có nhiều chiêu trò với các tân sinh viên kiếm việc làm thêm bằng cách thu tiền đặt cọc rồi “chạy làng” hoặc cò cưa ăn quỵt. Rồi cạm bẫy mua đồ giá rẻ, mua đồ khuyến mãi, mua đồ nhận vé có cơ hội trúng thưởng mà thực chất là lừa đảo.
![]() |
Không cưỡng được cám dỗ, tân sinh viên "tập" uống bia rượu - Ảnh Danviet. |
Ít kinh nghiệm, chưa thông thạo địa hình, tân sinh viên cũng dễ bị lừa tiền nhà trọ với đủ các mánh khóe như quỵt tiền đặt cọc, tính giá điện cấp số nhân, tăng giá trọ bất ngờ. Tình trạng bị móc túi khi ra chợ, ra đường, trên xe buýt; bị lạm dụng, quấy rối, nhất là với các bạn nữ cũng không hiếm.
Nếu cạm bẫy với tân sinh viên chủ yếu đến từ yếu tố khách quan, thì những cám dỗ tân sinh viên đương đầu lại phần lớn đến từ yếu tố chủ quan, do không cưỡng được sức hút kim tiền và sự buông thả của bản thân trước những món lợi, những lạc thú. Bán hàng đa cấp là cám dỗ đầu tiên mà tân sinh viên dễ ‘mờ mắt” bởi những phỉnh phờ về lợi ích. Rất nhiều bạn vì hy vọng “lên đời, lên điểm” đã lừa gạt cả anh em ruột thịt, họ hàng bán hàng đa cấp, hoặc vay mượn để tích hàng nhằm lên điểm lên sao và…vỡ nợ. Cám dỗ thường gặp khác là những tiêu khiển phổ thông.
Ở một môi trường “hội tụ”, tân sinh viên rất dễ bị rủ rê và sa đà vào cờ bạc, hút sách - những thứ dễ nghiện khó cai: Thức đêm rượu chè, đánh bài, chơi games và… hôm sau trốn học. Một số trường đại học ở Hà Nội hàng năm đều tiến hành họp hội đồng kỷ luật và hội đồng sư phạm, xem xét, buộc hàng trăm, thậm chí cả nghìn sinh viên thôi học. Chiếm phần lớn trong số đó là các bạn tân sinh viên năm nhất, năm hai, những người bị cám dỗ mải chơi và sa ngã.
![]() |
Hot gril sinh viên bị cám dỗ sa ngã, ném con mới sinh từ căn hộ tầng cao chung cư Linh Đàm từng gây rúng động dư luận - Ảnh Dân trí. |
Một số tân sinh viên nữ có nhan sắc không cưỡng được cám dỗ về danh vọng, tiền tài, “đưa chân” vào các “động quỷ”, quán bar làm tiếp viên, sẵn sàng bán thân cho khách; hoặc cặp kè với đại gia, hay live stream khỏa thân, bán khỏa thân kiếm tiền. Tương tự, một số nam sinh dùng “vốn tự có” một cách bại hoại để thỏa mãn bản thân, “tầm gửi” vào người khác. Rồi sinh viên đi lừa đảo, buôn bán hàng cấm và trở thành tội phạm lúc nào không hay. Con đường sa chân vào tội ác thường rất nhanh, không dễ quay lui và hậu quả của nó vô cùng đáng tiếc.
Vượt qua những cạm bẫy, cám dỗ đầu đời, bạn sẽ trưởng thành. Một tương lai tươi sáng sẽ rộng mở trước mắt bạn.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
