![]() |
Giao diện Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh chụp màn hình |
Theo đó, người dân lựa chọn kê khai hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công BHXH. Nếu kê khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống sẽ tự động điều hướng khai báo về Cổng dịch vụ công BHXH.
Trên giao diện khai báo, người kê điền đầy đủ thông tin chủ hộ gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân; danh sách các thành viên có cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú đề nghị gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình gồm mã số thẻ BHYT, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quan hệ với chủ hộ, số tháng đề nghị gia hạn.
Trường hợp các thành viên kê khai không cùng địa chỉ thường trú hoặc tạm trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì liên hệ với cơ quan công an nơi cư trú để được hướng dẫn cập nhật, điều chỉnh thông tin.
Còn trường hợp các thành viên cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì hệ thống tự động xác định số tiền phải đóng của từng người theo thứ tự giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định. Ưu điểm của khâu này là chi tiết hóa số tiền từng mã số thẻ BHYT.
Tiếp đó, người dân nộp tiền trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn. Sau đó, phần mềm tự động đối chiếu chứng từ chuyển tiền của ngân hàng với thông tin gia hạn thẻ BHYT. Đến đây, máy tính sẽ tự động phân bổ số tiền, cập nhật phát sinh thu phí, gia hạn thẻ BHYT.
BHXH Việt Nam lưu ý, sau khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ thông báo tới người kê khai biên lai thu tiền và kết quả gia hạn thành công qua câu lệnh "Người tham gia tiếp tục sử dụng thẻ BHYT (đã cấp) đi khám chữa bệnh kể từ ngày nhận được thông báo này".
Quyết định có hiệu lực từ ngày 24/5.
![]() Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, để giúp người tham gia BHXH tự nguyện, ... |
![]() Bộ Y tế mới đây đã ban hành Công văn 4356/BYT-KHTC hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19. |
![]() Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) ban hành Công văn 1244/LĐTBXH-VL về việc thực hiện Quyết định 08/2022/QĐ-TTg về ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
