Công đoàn

Y tá và điều dưỡng - không chỉ là chuyện “nhầm” tên một chức danh nghề

Hà Vân
Tác giả: Hà Vân
Việc sử dụng “tên gọi kép” y tá và điều dưỡng cho cùng một chức danh nghề điều dưỡng hiện nay khiến người dân, người bệnh, người học nghề điều dưỡng nhầm lẫn.    
y ta va dieu duong khong chi la chuyen nham ten mot chuc danh nghe
Điều dưỡng tranh thủ chợp mắt. Ảnh: NVCC

Theo thống kê của Hội Điều dưỡng Việt Nam, lực lượng điều dưỡng và hộ sinh chiếm 50% tổng số cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Cả nước hiện có gần 140.000 điều dưỡng và hộ sinh, trong đó điều dưỡng viên là 107.600 người. Tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân hiện là 11,48 và tỷ lệ hộ sinh/vạn dân là 3,13.

Trong cuộc chiến chống Covid-19, hàng ngàn điều dưỡng của Việt Nam đã can đảm và chuyên nghiệp đối phó với dịch bệnh nguy hiểm với vai trò là chiến sĩ tuyến đầu. Họ đã vượt lên nguy cơ lây nhiễm, dấn thân vào nguy hiểm, phối hợp với các bác sĩ thực hiện hàng loạt các hoạt động như: sàng lọc, tổ chức cách ly, theo dõi, chăm sóc và là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh Covid-19.

Hiện nay, người trong ngành y tế, trong nghề điều dưỡng và người dân vẫn nhầm lẫn giữa hai tên gọi y tá và điều dưỡng.

Danh từ “nurse” được gọi là y tá (ở miền Bắc) và điều dưỡng ở miền Nam (từ trước 4/1975). Trong giai đoạn 1990 - 2004, Bộ Y tế quy định cụm từ kép “y tá - điều dưỡng” được sử dụng ở hai miền Nam, Bắc. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2005 trở lại đây quy định chỉ còn một tên gọi điều dưỡng, không còn tên gọi y tá.

y ta va dieu duong khong chi la chuyen nham ten mot chuc danh nghe
Toàn cảnh Hội thảo do Công đoàn Y tế Việt Nam, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam tổ chức mới đây

Theo ThS. Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam: Chức năng nghề nghiệp chủ yếu của y tá là thực hiện y lệnh của bác sĩ. Hệ đào tạo y tá là sơ cấp, trung cấp. Còn điều dưỡng có chức năng phối hợp chặt chẽ với các nghề khác trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc phục hồi chức năng cho người ốm và người khuyết tật ở mọi lứa tuổi tại các cơ sở y tế. Điều dưỡng viên cũng có chức năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điều dưỡng viên phải tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ở Việt Nam, điều dưỡng viên được đào tạo và thực hành ở 4 cấp độ: trung cấp (2 năm), cao đẳng (3 năm), đại học (4 năm) và sau đại học (chuyên khoa I, thạc sĩ, tiến sĩ điều dưỡng).

Có những điều dưỡng của Việt Nam sau khi nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước đã tiếp tục học tập và được cấp bằng tiến sĩ điều dưỡng của các nước tiên tiến trong khu vực.

Việc không phân biệt rõ tên gọi y tá và điều dưỡng trong xưng hô giao tiếp, trong lĩnh vực khám chữa bệnh và cả phương diện truyền thông khiến điều dưỡng không có “chính danh”. Điều này vô tình gây sự mơ hồ cho người bệnh, người hành nghề, người học nghề. Nhất là đối với những người tham gia chương trình xuất khẩu lao động, sự mơ hồ về chức danh y tá và điều dưỡng sẽ gây hiểu lầm tai hại do không đúng quy định pháp luật, không phản ánh đúng trình độ học vấn và phạm vi chuyên môn và sẽ không nhận được chế độ lương tương xứng.

Theo ThS Nguyễn Bích Lưu - Chủ tịch chi hội Giáo viên Điều dưỡng (Hội Điều dưỡng Việt Nam): Xu thế đào tạo điều dưỡng ngày nay hướng tới đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực thực hành; cung ứng nhân lực cho thị trường; đáp ứng đổi mới công nghệ, cung cấp dịch vụ an toàn, chất lượng và thực hành dựa vào bằng chứng.

y ta va dieu duong khong chi la chuyen nham ten mot chuc danh nghe
Nữ điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: NVCC

Chương trình đào tạo điều dưỡng cũng theo xu hướng đa ngành (đa khoa, chuyên khoa) với nhiều cấp độ đào tạo, cao nhất là trình độ giáo sư. Ở nhiều nước như Mỹ, Đài Loan, Úc, Thái Lan, Nhật Bản… còn đào tạo điều dưỡng - thầy thuốc ít nhất là có trình độ thạc sĩ điều dưỡng và được đào tạo chuyên khoa bao gồm cả kê đơn trong phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới cũng thống nhất tên gọi “điều dưỡng” và ban hành Tiêu chuẩn toàn cầu về giáo dục điều dưỡng, hộ sinh (năm 2009) và Chuẩn năng lực cơ bản giáo viên điều dưỡng (năm 2016).

Như vậy, việc nhầm lẫn giữa tên gọi y tá và điều dưỡng không chỉ nhầm lẫn về mặt danh xưng mà còn gây khó khăn về mặt “cơ hội” cho những người đang hành nghề, học tập để trở thành điều dưỡng.

y ta va dieu duong khong chi la chuyen nham ten mot chuc danh nghe Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/5

Đến 7h sáng ngày 27/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,67 triệu người với hơn 351 nghìn người đã ...

y ta va dieu duong khong chi la chuyen nham ten mot chuc danh nghe Bộ Tài chính và bảo hiểm xe máy

Cuối cùng thì Bộ Tài chính vừa ra văn bản hỏa tốc kiểm tra nơi mà vì một tờ giấy của họ, dân tình đang ...

y ta va dieu duong khong chi la chuyen nham ten mot chuc danh nghe Giáo viên không được giảng dạy nếu không đạt chuẩn nghề nghiệp

Theo dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, giáo viên nếu chưa đáp ứng về trình độ chuẩn, không đạt chuẩn nghề nghiệp trong 2 năm ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm