![]() |
Cô Hoàng Thị Điệp và học trò |
Sinh ra và lớn lên tại thôn Nà Thườm, xã Tràng Các, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, cô giáo Hoàng Thị Điệp (36 tuổi, Tổ trưởng chuyên môn Tổ 3, Trường Tiểu học xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) yêu và gắn bó với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn này bởi sự đồng cảm với các em học sinh dân tộc.
Theo bà Trần Thị Mai - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn: "Trong suốt 11 năm công tác, cô Hoàng Thị Điệp đã “đi” 5/7 điểm trường. Ở điểm trường nào, cô cũng “truyền lửa” cho học sinh bằng sự nhiệt tình, chịu khó, sáng tạo, tự nghĩ ra cách để học sinh dễ tiếp nhận kiến thức nhất".
Nghĩ đến khát khao trở thành giáo viên từ nhỏ, cùng với những năm tháng phải đi làm thuê, làm gia sư để thực hiện ước mơ, cô Hoàng Thị Điệp càng nỗ lực hơn trong công việc. Trúng tuyển viên chức, cô được phân công về công tác tại Trường Tiểu học xã Lợi Bác. Để gắn bó được với nghề ngần ấy năm, cần phải có sự kiên trì “cao hơn núi, vững hơn đồi”.
![]() |
Cô Hoàng Thị Điệp cùng các em học sinh dân tộc tại điểm trường lẻ |
Trường Tiểu học xã Lợi Bác có 28 lớp (với 335 học sinh) học tập tại 7 điểm trường. Trong đó có 1 điểm trường chính và 6 điểm trường lẻ. Điểm trường lẻ cách điểm trường chính tới 20km chỉ toàn đường đất. Trời mưa, cô phải đi bộ từ 6h30 phút sáng, 9h sáng mới tới nơi.
Các em học sinh dân tộc ngoan ngoãn, chăm chỉ, nhưng vốn liếng tiếng phổ thông còn ít. Đặc biệt, với học sinh người Dao, cô Điệp phải nhờ các em lớp lớn phiên dịch giúp và dạy một số từ thông dụng.
11 năm làm giáo viên ở vùng cao, cô Hoàng Thị Điệp luôn chấp nhận khó khăn thử thách và tìm cách vượt qua nó. Khi chủ nhiệm lớp ghép, cô đã vận dụng mô hình “trường học mới”, hướng dẫn học sinh tự học là chủ yếu, cô giáo đóng vai trò kiểm tra. Do đó, việc sắp xếp, phân bổ thời gian cho các khối lớp trong cùng một khoảng thời gian trở nên khoa học hơn, đảm bảo chất lượng giờ giảng.
“Lớn lên ở vùng khó khăn, nên suốt 11 năm đi công tác, tôi cảm thấy như ở nhà. Trước đây người dân chủ yếu trồng lúa, trồng ngô, cây thuốc lá. 10 năm trở lại đây, đời sống bà con nâng cao hơn nhờ nghề cạo nhựa thông. Họ đã quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình. Dụng cụ học tập của các em được mua sắm đầy đủ hơn” - cô giáo Hoàng Thị Điệp chia sẻ.
![]() |
Cô Điệp tổ chức hoạt động giúp các em học sinh dân tộc thiểu số thêm yêu tiếng Việt. |
Mùa đông ở Lộc Bình rất lạnh, nhiệt độ giảm sâu. Những ngày mới đến điểm trường, cô phải dùng đèn dầu soạn giáo án, đút chân vào túi bóng tránh muỗi. Nhưng nay điểm trường đã được đầu tư xây dựng khang trang, đã có điện nên việc học tập của cô trò bớt khó khăn. Mỗi khi nhớ nhà, cô chạy đến điểm có sóng điện thoại để gọi điện về. Ngoài giờ học, cô dạy các em chăm sóc vườn rau, cây hoa và chơi trò chơi. 11 năm trôi qua mau, với cô chỉ đọng lại những niềm vui và sự gắn bó.
Theo cô Hoàng Thị Điệp, với học sinh dân tộc thì cần lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp với không gian lớp học và đối tượng học sinh. Giáo viên phải dẫn dắt từ những sự vật, sự việc gần gũi để học sinh khai thác kiến thức mới. Hoặc tạo hứng thú cho học sinh bằng cách chơi trò chơi vào đầu buổi học, lồng ghép trong các tiết học để học sinh mạnh dạn, tự tin hơn. Khi hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài, với câu hỏi khó thì chia nhỏ và đơn giản hóa câu hỏi để các em dễ trả lời. Khi các em làm được thì động viên kịp thời. Sự gần gũi, chia sẻ sẽ tiếp thêm động lực học tập cho các em.
Cô vẫn nhớ kỉ niệm khi dạy bài toán cho các em học sinh lớp 2 là người Dao: “Mẹ có 15 con gà, mẹ đem đi chợ bán 5 con gà. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu con gà". Kết quả, không có em nào làm đúng. Hỏi ra thì biết, các em không hiểu nghĩa của từ “bán”. Vì các em ở vùng sâu, vùng xa, những hoạt động mua - bán chưa từng trải nghiệm. Ở nhà các em chỉ nuôi gà để thịt ăn.
Cô kiên nhẫn vừa giảng, vừa vẽ minh họa về sự “bán - mua” khiến các em hiểu cần thực hiện phép trừ. Một bài toán đơn giản với học sinh miền xuôi nhưng lại rất khó với học sinh dân tộc. Từ tình huống ấy, khi dạy học, cô luôn chuẩn bị chu đáo và tự làm đồ dùng trực quan để minh họa những ví dụ gần gũi với các em nhất.
“Dạy học sinh ở đây cần tỉ mỉ, kiên nhẫn và luôn gần gũi, lắng nghe bởi các em còn nhiều hạn chế, mà nguyên nhân một phần bởi sự nghèo khó” - cô Điệp chia sẻ.
Theo đồng chí Hoàng Văn Vận - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Lộc Bình: “Cô giáo Hoàng Thị Điệp là điển hình bám điểm trường, vượt khó dạy học lớp ghép có hiệu quả của ngành giáo dục huyện Lộc Bình”.
![]() |
Cô cùng học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. |
Cô giáo Hoàng Thị Điệp đã tham gia các hội thi và 3 lần được chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện (năm học 2014 - 2015; 2016 - 2017; 2018 - 2019). Năm học 2014 -2015, cô được UBND huyện Lộc Bình tặng Giấy khen. 5 năm liền cô được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Năm 2019, cô được Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tặng Bằng khen và được công nhận là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh… Trong công tác nghiên cứu khoa học, cô đã có 3 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận đạt loại khá cấp huyện, trong đó có sáng kiến “Nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép” mà cô rất tâm đắc. Năm học 2018 – 2019, sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh vùng khó” của cô được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn công nhận…
Tình yêu nghề, yêu người dân tộc thật thà khiến cô Điệp muốn chăm uốn những măng non của núi rừng ngày càng vươn xa.
![]() Đến 7h sáng ngày 24/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,39 triệu người với hơn 343 nghìn người đã ... |
![]() Lo lắng cho sức khỏe của mình, ngày 20.5, chị H.N đã đến gặp chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ để làm rõ những ... |
![]() Việc một người bán hàng rong đi vào khu điều trị và tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với Covid-19 tại Bệnh viện Đa ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
