Hoạt động Công đoàn

Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh - Khâu đột phá quan trọng của tổ chức Công đoàn

Nguyễn Thị Thu Nhi - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An
Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam (CĐVN) trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02); có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cụ thể hóa một phần các mục tiêu, nội dung trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là cơ sở chính trị quan trọng để Nhà nước thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của CĐVN.
Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh - Khâu đột phá quan trọng của tổ chức Công đoàn
Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch số 58/KH–TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 02 của Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: QĐ.

Phát huy, phát triển nguồn lực tài chính công đoàn (TCCĐ)

Một trong 6 nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết quan tâm để góp phần quan trọng trong đổi mới hoạt động CĐVN trong tình hình mới là tài chính của tổ chức Công đoàn.

Xuất phát từ quan điểm giai cấp công nhân (GCCN) là giai cấp lãnh đạo cách mạng, mà công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và NLĐ, công đoàn có nghĩa vụ và trách nhiệm phải xây dựng GCCN vững mạnh, nên tổ chức Công đoàn phải có nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đó.

Nghị quyết số 02 chỉ rõ: “Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn, tài sản công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng cơ chế sử dụng tài chính gắn với nhiệm vụ chung, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên, cân đối giữa các cấp công đoàn. Duy trì các nguồn lực hiện có; thu kinh phí công đoàn và khuyến khích xã hội hóa nguồn lực để công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài chính, tài sản công đoàn, ưu tiên nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ...”.

Để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực tài chính, tài sản, cần hiểu rõ thực trạng về tài chính, tài sản CĐVN đang quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính trị, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và phát triển nguồn lực tài chính, tài sản nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động của tổ chức CĐVN trong thời kỳ mới.

Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh - Khâu đột phá quan trọng của tổ chức Công đoàn

Lễ ra mắt công đoàn cơ sở Công ty TNHH Woosin Vina (Khu công nghiệp VSIP Nghệ An) Ảnh: Hoàng Yến.

Công tác TCCĐ từng bước đi vào nề nếp

Có thể hiểu nguồn thu TCCĐ được tạo lập từ các nguồn thu bao gồm: Nguồn thu thứ nhất: Thu 2% kinh phí công đoàn, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về TCCĐ. Thứ 2: Thu 1% đoàn phí công đoàn, do đoàn viên đóng thực hiện quy định theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn. Thứ 3 là các nguồn thu khác, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động của CĐCS...

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, sau 7 năm triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012, công tác TCCĐ có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ đó, CĐVN đã có nguồn lực cần thiết để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, thu hút ngày càng đông đảo NLĐ tham gia công đoàn, góp phần quan trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Việc quản lý, phân phối nguồn TCCĐ từng bước được công khai, minh bạch và công bằng theo hướng tăng dần cho công đoàn cấp dưới, đặc biệt là CĐCS theo chủ trương đưa hoạt động về cơ sở. Từ năm 2012 đến nay, tỉ lệ kinh phí công đoàn phân phối cho CĐCS tăng dần từng năm từ 65% (năm 2015) lên 71% như hiện nay. Mỗi năm tăng 1%, đến 2025 nguồn kinh phí dành cho CĐCS là 75% để có điều kiện chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên và NLĐ.

BCH Tổng Liên đoàn cũng đã ban hành Nghị quyết số 9c/NQ-BCH ngày 19/10/2016 về điều chỉnh giảm tỉ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN. Đây là một trong những nội dung hoạt động TCCĐ mang tính đột phá, dành một phần nguồn kinh phí để chăm lo đến nhu cầu thiết yếu thiết thực cho đoàn viên, NLĐ tại các KCN trên cả nước, đó là nhu cầu nhà ở, nhà trẻ, phòng khám, siêu thị....

Các cấp công đoàn đã sửa đổi bổ sung, ban hành đồng bộ các quy định về tài chính phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó giúp cho công tác tài chính đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để tổ chức tốt hoạt động của các cấp công đoàn trong cả nước vẫn còn nhiều khó khăn. Một số đơn vị thu kinh phí, đoàn phí công đoàn chưa đạt so với dự toán được giao. Thu kinh phí chưa đúng quỹ lương đóng BHXH, thu đoàn phí chưa đúng điều lệ của CĐVN quy định, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn.

Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh - Khâu đột phá quan trọng của tổ chức Công đoàn

Công nhân sản xuất tôn tại Nhà máy Tôn Hoa Sen (Nghệ An). Ảnh: Lâm Tùng.

Giải pháp cho công tác TCCĐ - Nhìn từ Nghệ An

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu có quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình. Sản xuất, kinh doanh (SXKD) không ổn định; có doanh nghiệp chỉ có tên, còn địa điểm và hoạt động SXKD không rõ ràng, khó khăn trong việc tiếp cận tuyên truyền, thu kinh phí công đoàn. Theo số liệu thống kê năm 2020, Nghệ An có 4.441 doanh nghiệp có mã số đăng ký kinh doanh nhưng số doanh nghiệp có trên 10 lao động đã vận động thành lập tổ chức Công đoàn chỉ đạt 517. Một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ, trong việc thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn lên cấp trên và sử dụng đúng quy định nguồn ngân sách CĐCS. Các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn hầu như không thu được kinh phí công đoàn. Nguồn kinh phí công đoàn tại các cơ quan, đơn vị có số đoàn viên từ 10-30 đoàn viên quá eo hẹp...

Để thực hiện tốt các nội dung mà Nghị quyết số 02 đã đề ra, năm 2022 và những năm tiếp theo, các cấp công đoàn Nghệ An sẽ phấn đấu thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng nguồn lực tập trung cho chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên công đoàn. Tập trung xây dựng các cơ chế, giải pháp thu ở khối doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn. Tăng cường tuyên truyền vận động, thuyết phục thành lập CĐCS ở doanh nghiệp có từ 10 lao động để tăng cường nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ.

Xây dựng cơ chế phân phối nguồn lực đối với những CĐCS có số lượng lao động, đoàn viên ít và chính sách hỗ trợ tài chính để tổ chức hoạt động có hiệu quả. Thắt chặt chi tiêu hành chính, kết hợp với bố trí nguồn nhân lực trong tổ chức Công đoàn phù hợp với điều kiện hoạt động công đoàn trong tình hình mới, tránh lãng phí. Có giải pháp chia sẻ, tạo điều kiên thuận lợi cho doanh nghiệp khi hoạt động SXKD gặp khó khăn.

Công đoàn với việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp Công đoàn với việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp

Để góp phần nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) cho NLĐ trong các doanh nghiệp, ngày 15/8/2019, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành ...

Công đoàn Nghệ An tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa cho nữ CCVCLĐ Công đoàn Nghệ An tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa cho nữ CCVCLĐ

Trong tháng 10, LĐLĐ tỉnh Nghệ An phát động đợt thi đua đặc biệt trong nữ công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) để ...

Công đoàn Nghệ An chung tay cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động Công đoàn Nghệ An chung tay cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Các cấp công đoàn tỉnh Nghệ An đã phối hợp với doanh nghiệp tổ chức phát động các phong trào thi đua liên tục, sôi ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm