Hậu khai giảng |
Hội thảo có sự tham dự của đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đại diện các Ban Đảng Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, lãnh đạo các Ban, đơn vị của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn các Khu công nghiệp.
Tập trung vào 2 đối tượng cán bộ công đoàn
Phát biểu khai mạc, TS. Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết, hội thảo tập trung thảo luận về các nội dung: Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách gì để xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ Công đoàn Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Những vấn đề đang đặt ra trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn là gì? Yêu cầu về năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra những giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ công đoàn ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Cả nước hiện có hơn 7.000 cán bộ chuyên trách công đoàn và khoảng 1,2 triệu cán bộ công đoàn không chuyên trách. Theo đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cán bộ công đoàn chuyên trách trước hết phải thực hiện theo pháp luật về cán bộ, công chức, vì vậy, phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn quy định của cán bộ, công chức. Ngoài ra, cán bộ công đoàn còn cần có kiến thức tương đối toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội và các kỹ năng cơ bản; có khả năng vận động quần chúng... Đối với yêu cầu về phẩm chất cá nhân đối với cán bộ công đoàn, đồng chí Trần Văn Thuật cho rằng, rất khắt khe và phong phú.
Cụ thể, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu ra những phẩm chất cá nhân của cán bộ công đoàn, như: Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế cơ quan; phải có tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp công tác tốt; trung thực, kiên định, nhưng biết lắng nghe; điềm tĩnh, cẩn thận, kiên nhẫn, bền bỉ, tỉ mỉ, chịu khó; có khả năng sáng tạo và tư duy độc lập; kỹ năng giao tiếp ứng xử đúng mực… Về kỹ năng, cán bộ công đoàn cần có kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, làm việc nhóm…
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật đề nghị các ý kiến của hội thảo về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nên tập trung vào 2 đối tượng cán bộ công đoàn (cán bộ công đoàn chuyên trách và chủ tịch công đoàn cơ sở).
![]() |
Hội thảo khoa học "Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới". Ảnh: Q.H |
Xác định năng lực, kỹ năng quan trọng nhất của cán bộ công đoàn
TS Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng, để được sự thừa nhận của đoàn viên và người lao động (NLĐ), cán bộ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cần có ba khả năng quan trọng. Một là năng lực tiếp xúc, nói chuyện với NLĐ để tập hợp, thiết lập mạng lưới liên kết trong công nhân, xây dựng sức mạnh tổ chức và cùng nhau hành động. Năng lực giao tiếp đặc biệt quan trọng đó là giao tiếp trong giáo dục đoàn viên và NLĐ để họ cùng với công đoàn hành động.
Hai là năng lực tổ chức, trình bày rõ ràng các mục tiêu, chiến lược hành động của công đoàn và phân công người thực hiện hướng tới mục tiêu chung. Ba là năng lực huy động nguồn lực và sự ủng hộ, hỗ trợ từ bên ngoài tổ chức Công đoàn.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận, đóng góp nhiều ý kiến, trong đó tập trung vào các vấn đề: Yêu cầu đặt về năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trong thời gian tới; biên chế cán bộ công đoàn thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp, chế xuất; cán bộ quản lý tại doanh nghiệp có nên là cán bộ công đoàn hay không; cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp nhà nước hay cổ phần nhà nước chi phối; những giải pháp, kiến nghị để xây dựng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ công đoàn ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng trong tinh hình mới…
![]() |
Đồng chí Uông Quang Huy - Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Q.H |
TS. Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động nêu thực tế: Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam xây dựng tiêu chí đối với cán bộ công đoàn các cấp. Chủ doanh nghiệp và NLĐ cũng có bộ tiêu chí về cán bộ công đoàn của họ. Từ sau năm 2013 trở lại đây, doanh nghiệp hình thành “bộ tiêu chí” mới. Cán bộ công đoàn không phải là người làm công tác nhân sự hay công nhân mà là kế toán, cán bộ kế hoạch (không có chức vụ quản lý cụ thể nhưng lại hài hòa lợi ích, không đối đầu, không hoàn toàn đứng về giới chủ hay NLĐ). Các nghiên cứu chuyên sâu cũng cho thấy, NLĐ thường không bầu người lãnh đạo đình công làm cán bộ công đoàn vì họ cho rằng cán bộ công đoàn và lãnh đạo đình công là hoàn toàn khác nhau. Cán bộ công đoàn phải là người chăm lo, kết nối họ với chủ doanh nghiệp. Do vậy, những yêu cầu về kỹ năng của cán bộ công đoàn cũng thay đổi...
![]() Hôm qua, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã phát thông cáo báo chí về việc không gia hạn hợp đồng với HLV trưởng ... |
![]() 3 giờ sáng nay 17/10/2022, Bộ trưởng NN và PTNT Lê Minh Hoan đi thực tế tại chợ đầu mối Bình Điền ở TP HCM! ... |
![]() Suốt nhiều ngày qua, dư luận nóng theo vụ tai nạn giao thông (TNGT) bi thương mà nạn nhân là nữ sinh lớp 12 có ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
