![]() |
Người dân trong diện hỗ trợ phường Phúc Diễn, phường Bắc Từ Liêm, Hà Nội nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ của Chính phủ. Ảnh baochinhphu.vn |
Trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 dữ dội nhất, cả nước thực hiện lệnh giãn cách xã hội; ngày 9/4/2020, Chính phủ ra Nghị quyết số 42/NQ-CP; tiếp đó, ngày 24/4/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Tổng gói hỗ trợ theo các văn bản trên lên tới 62.000 tỷ đồng. Chính sách chưa từng có tiền lệ này nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội. Tuy nhiên, đến nay, sau hai tháng thực hiện đã cho thấy những bất cập lớn.
Việc quy định các thủ tục có phần chưa thực tế đã thực sự “trói tay” doanh nghiệp và người lao động. Như việc doanh nghiệp phải chứng minh có doanh thu bằng không. Các doanh nghiệp và nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng, việc doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ luân phiên, nghỉ chờ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân là phổ biến; song, thực tế, doanh nghiệp vẫn sản xuất, vẫn phát sinh doanh thu, do vậy không đáp ứng yêu cầu chứng minh doanh thu bằng không. Bởi khi có doanh thu bằng không gần như đồng nghĩa doanh nghiệp đã phá sản, ngừng hoạt động.
![]() |
Hàng trăm nghìn lao động ở Bình Dương bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng đến nay chưa ai được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ của Chính phủ do còn nhiều vướng mắc về điều kiện thụ hưởng. Trong ảnh: Người lao động thất nghiệp làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp ở Binh Dương. Ảnh dantri.com.vn |
Trên mạng xã hội, có công nhân than rằng, anh quê miền Bắc vào làm công nhân ở miền Nam nhưng không đăng ký thường trú ở địa phương, thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ của Chính phủ. Tuy nhiên, với yêu cầu phải có xác nhận chưa nhận hỗ trợ ở nơi đăng ký cư trú thì anh phải làm một chuyến ra Bắc, chi phí đi về tối thiểu mất 3 triệu đồng để được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng. “Tôi xin đầu hàng, không nhận hỗ trợ”, anh chua chát viết.
Ở chiều ngược lại, một số địa phương như Thanh Hóa, việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng tại một số xã, thôn đã có biểu hiện trục lợi. Người thực sự nghèo, đúng đối tượng được hỗ trợ thì không được nhận hỗ trợ; người có điều kiện kinh tế, thậm chí có nhà cao tầng, có ô tô thì lại được đưa vào diện được nhận hỗ trợ. Thực tế ấy khiến người dân ở địa phương này đưa ra một định nghĩa khôi hài “hộ cận nghèo là hộ... cận (ở gần) nhà nghèo”.
![]() |
Một hộ ở Yên Thọ, Yên Định, Thanh Hóa "đi lạc" vào danh sách hộ nghèo để được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ của Chính phủ. Ảnh nld.com.vn |
Một điều nữa, thời hạn thực hiện chính sách theo quy định là 03 tháng, bắt đầu từ 01/4. Như vậy, đến hết tháng 6, công tác triển khai phải thực hiện xong. Nhưng đến thời điểm này, theo số liệu công bố trên báo chí, mới có 418 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ của Chính phủ; con số quá nhỏ bé so với hàng chục, hàng trăm nghìn người thuộc đối tượng này.
Rõ ràng, còn một khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tế đời sống. Rất nhiều vấn đề các cơ quan chức năng phải khẩn trương xử lý để chính sách nhân văn này đến được đúng đối tượng như mục đích đề ra. Một mặt, bảo đảm không để xảy ra trục lợi chính sách, mặt khác, bảo đảm nguồn tiền hỗ trợ đến được đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, kịp thời.
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
