![]() |
Lao động tự do như người bán hàng rong, bốc vác, bán lẻ xổ số... là các đối tượng được nhận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa |
Theo Văn bản số 1810/LĐTBXH-VP của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, với nhóm lao động tự do, đối tượng thuộc diện thụ hưởng phải làm những ngành, nghề, công việc theo nội dung của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Cụ thể, đó là người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô hai bánh chở khách, xe xích lô chở khách, bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch và chăm sóc sức khỏe.
Đặc biệt, trong Văn bản số 1810 nhằm giải đáp những vướng mắc khi triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng nêu rõ, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bao gồm những người làm nghề massage, xoa bóp y học, châm cứu không có địa điểm cố định; người lao động làm việc tại các hộ kinh doanh những dịch vụ này.
Lao động bốc vác, vận chuyển hàng hóa gồm: Người làm công việc bốc vác hàng hóa tại các ga đường sắt, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không và tại các chợ; gười vận chuyển hàng hóa là những người thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, xe mô tô hai bánh, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại các chợ, các ga đường sắt, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không.
Đối với lao động tự do làm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú đủ điều kiện hưởng hỗ trợ là khách sạn, căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú tương tự.
Lao động tự do làm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống gồm có nhà hàng, quán ăn, quán ăn tự phục vụ, quán ăn nhanh, cửa hàng bán đồ ăn mang về, hàng ăn uống trên phố/trong chợ, xe bán hàng ăn uống lưu động; quán rượu, bia, quầy bar; quán cà phê, giải khát, dịch vụ phục vụ đồ uống khác.
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ theo tháng. Đáng chú ý, thời gian mất việc làm từ 15 ngày trở lên được tính là một tháng, dưới 15 ngày không được tính. Do đó, thời gian kê khai mất việc trong tháng chính là một trong những yêu cầu để xác định việc được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng này.
![]() Đến 7h sáng ngày 25/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,49 triệu người với hơn 346 nghìn người đã ... |
![]() Lợi dụng nhu cầu tìm việc làm tăng cao, lũ "kền kền" tìm đủ chiêu trò lừa đảo người lao động. Vậy, cần cảnh giác ... |
![]() Cô giáo Hoàng Thị Điệp (Trường Tiểu học xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) đã 11 năm bám bản, bám trường ở ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
