Kinh tế - Xã hội

TP Hồ Chí Minh: 7 triệu người sẽ được nhận gói hỗ trợ thứ 3

An Bình
Tác giả: An Bình
Theo đề xuất của Sở Lao động - thương binh và xã hội TP Hồ Chí Minh, gói hỗ trợ thứ 3 sẽ hỗ trợ theo nhân khẩu với mức dự kiến là 1 triệu đồng/người/lần, chi trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
TP HCM có thể không kiểm soát được dịch trước 15/9, xin thêm thời gian tới hết tháng 9 TP Hồ Chí Minh: Người dân quận 7 và huyện Củ Chi được đi chợ 1 lần/tuần TP Hồ Chí Minh: Ai đủ điều kiện để cấp thẻ xanh COVID-19?
TP Hồ Chí Minh: 7 triệu người sẽ được nhận gói hỗ trợ thứ 3
Trao quà hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 kéo dài ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Độc Lập)

Không giống như hai gói hỗ trợ trước của TP Hồ Chí Minh, gói hỗ trợ thứ 3 được chi cho hơn 7 triệu người sẽ không hỗ trợ theo ngành nghề hay hộ gia đình. Gói thứ 3 sẽ hỗ trợ theo nhân khẩu với mức dự kiến là 1 triệu đồng/người/lần.

Đối tượng được nhận hỗ trợ

Theo thống kê sơ bộ từ TP Thủ Đức và các quận huyện, TP Hồ Chí Minh có khoảng 2 triệu hộ dân với khoảng 7,1 triệu người có hoàn cảnh khó khăn, 450.000 người đang lưu trú bị mất việc làm, không còn thu nhập cần hỗ trợ kịp thời.

4 nhóm đối tượng được nhận trợ cấp từ gói hỗ trợ thứ 3, gồm:

- Thành viên hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.

- Người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội đang có mặt tại xã, phường, thị trấn (bao gồm cả trường hợp đang cách ly tập trung, điều trị bệnh...).

- Những người phụ thuộc của người lao động hai nhóm nói trên. Cụ thể gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con cái ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một hộ đang có mặt tại phường, xã, thị trấn tại thời điểm khảo sát, lập danh sách (bao gồm cả các trường hợp đang cách ly tập trung hoặc điều trị bệnh...).

- Người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo có hoàn cảnh thật sự khó khăn trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách và đang có mặt tại thời điểm khảo sát, lập danh sách.

Trong quá trình thống kê, rà soát sẽ loại trừ các trường hợp đang hưởng lương hưu, người đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8/2021.

TP Hồ Chí Minh: 7 triệu người sẽ được nhận gói hỗ trợ thứ 3
Cán bộ phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh đến nhà, trao số tiền hỗ trợ cho người khó khăn. (Ảnh: Anh Tú)

Thành phố chi trả hỗ trợ thành 3 đợt

Đợt 1:

- Người tạm hoãn hợp đồng, không hưởng lương.

- Người lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Hộ kinh doanh phải dừng hoạt động, thương nhân các chợ truyền thống.

- Người lao động tự do (có đăng ký tạm trú) thuộc 6 nhóm công việc được quy định tại nghị quyết 09 của HĐND TP Hồ Chí Minh.

Đợt 2:

- Chi theo hộ cho hộ lao động nghèo, cận nghèo (có mã số), hộ lao động khó khăn trong các khu nhà trọ, xóm nghèo...

- Chi cá nhân cho lao động tự do gặp khó khăn.

Đợt 3 (dự kiến) gồm 4 nhóm:

- Thành viên hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội.

- Người lao động mất việc, không có thu nhập trong giãn cách.

- Người phụ thuộc của người lao động hai nhóm trên.

- Người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, xóm nghèo.

TP Hồ Chí Minh: 7 triệu người sẽ được nhận gói hỗ trợ thứ 3
Dự kiến sẽ có 4 nhóm đối tượng tại TP Hồ Chí Minh được hưởng trợ cấp từ gói hỗ trợ thứ 3. (Ảnh: Nguyễn Phan)

Hướng dẫn lập danh sách

Về cách thức lập danh sách, theo hướng dẫn của Sở Lao động - thương binh và xã hội TP Hồ Chí Minh, UBND phường, xã, thị trấn sẽ rà soát, lập danh sách người có hoàn cảnh thật sự khó khăn, đủ điều kiện hưởng hỗ trợ gửi về UBND quận, huyện và TP Thủ Đức theo trình tự gồm ba bước.

Bước 1: Từng khu phố/ấp sẽ lập các tổ công tác thực hiện chính sách hỗ trợ. Thành viên tổ gồm cán bộ UBND phường/xã/thị trấn, công an khu vực, khu đội trưởng, trưởng ban điều hành khu phố/ấp...

Tổ này chịu trách nhiệm rà soát, đối chiếu các tiêu chí để xác định người có hoàn cảnh thực sự khó khăn theo mẫu, tổ chức bình nghị xét duyệt để thống nhất danh sách hỗ trợ. Tổ cũng có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến, giải đáp thắc mắc của người dân, tổ chức công khai danh sách hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ cho người dân sau khi được phê duyệt.

Các trường hợp đã về quê hoặc sinh sống ở nơi khác sẽ không được thống kê.

Bước 2: Danh sách đã được thống nhất sẽ được gửi kèm biên bản họp cho chủ tịch UBND phường/xã/thị trấn, thông qua một hội đồng xét duyệt cấp xã gồm chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã, cán bộ phụ trách lao động, trưởng công an xã, phường đội trưởng, trưởng ban điều hành khu phố/ấp, tổ trưởng tổ dân phố, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Hội đồng này sẽ họp, xét duyệt, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý, tính chính xác của người nhận hỗ trợ (có đối chiếu danh sách với cơ quan BHXH để loại trừ các trường hợp đang hưởng lương hưu, đang tham gia BHXH và hưởng lương doanh nghiệp tháng 8/2021).

Trường hợp không đủ điều kiện nhận hỗ trợ, UBND xã/phường/thị trấn phải ghi rõ vào biên bản và chuyển tổ công tác hỗ trợ trả lời, giải thích cho người dân.

Bước 3: UBND quận, huyện, TP Thủ Đức có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn công khai danh sách với cộng đồng dân cư, niêm yết tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố, trang thông tin (nếu có)...

TP HCM có thể không kiểm soát được dịch trước 15/9, xin thêm thời gian tới hết tháng 9 TP HCM có thể không kiểm soát được dịch trước 15/9, xin thêm thời gian tới hết tháng 9

Bí thư TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Nên cho biết có thể không hoàn thành mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19 trước 15/9. ...

TP Hồ Chí Minh: Người dân quận 7 và huyện Củ Chi được đi chợ 1 lần/tuần TP Hồ Chí Minh: Người dân quận 7 và huyện Củ Chi được đi chợ 1 lần/tuần

Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, từ tuần sau, người dân tại quận 7 và huyện Củ Chi sẽ được đi chợ một ...

TP Hồ Chí Minh: Ai đủ điều kiện để cấp thẻ xanh COVID-19? TP Hồ Chí Minh: Ai đủ điều kiện để cấp thẻ xanh COVID-19?

Người đã tiêm chủng đầy đủ số mũi khuyến nghị theo quy định của hãng vắc-xin sau khoảng thời gian cần thiết tạo kháng thể ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm