![]() |
Từ tuần sau, người dân quận 7 và huyện Củ Chi được đi chợ một tuần/lần. (Ảnh: Ng. Nga) |
Ngày 11/9, đại diện sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, từ tuần sau, Sở sẽ kết hợp UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai phương án đi chợ một tuần/lần cho người dân tại địa bàn quận 7 và huyện Củ Chi.
Quận 7 và huyện Củ Chi gần như không phát hiện thêm ca nhiễm mới sau 5 vòng xét nghiệm. Đây cũng là hai địa phương từng bước thực hiện nới lỏng giãn cách, thí điểm mở cửa một số dịch vụ.
Có 5 tiêu chí để đánh giá một địa phương kiểm soát được dịch bệnh:
- Giảm tỷ lệ tử vong của người mắc COVID-19.
- Không để các trường hợp F0 chuyển nặng và không được điều trị.
- Các quận, huyện xét nghiệm mở rộng vùng xanh, vùng sạch không bị lây nhiễm
- Các quận huyện duy trì kiểm soát lây nhiễm, không để lây lan, không để phát sinh thêm ổ dịch mới.
- Người dân phải được tiêm vaccine mũi 1 trên 70%.
![]() |
Lực lượng chức năng kiểm soát khu vực thiết lập và bảo vệ “vùng bình thường mới” ở phường Tân Quy, quận 7. (Ảnh: Tự Trung) |
Từ 23/8 đến nay, tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên địa bàn quận 7 giảm mạnh. Số ca tử vong trung bình tại Bệnh viện Dã chiến điều trị COVID-19 quận 7 giảm từ 4-5 ca/ngày xuống còn 1-2 ca/ngày, đặc biệt có ngày không có ca COVID-19 tử vong.
Tỷ lệ ca mắc mới của quận 7 liên tục giảm, cùng với đó độ bao phủ vaccine trong cộng đồng tăng. Hiện tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 tại quận 7 đạt 98 - 99%.
Tại huyện Củ Chi, theo bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện, từ 15/8 đến 31/8, huyện Củ Chi ghi nhận 2.327 ca mắc COVID-19. Tất cả các ca mắc COVID-19 đều được khoanh vùng trước đó, xử lý kịp thời và được kiểm soát chặt chẽ. Toàn huyện đạt 93% người dân trên 18 tuổi được tiêm vaccine mũi 1 và 4% tiêm mũi 2.
Với chủ trương mở cửa theo lộ trình, an toàn đến đâu mở đến đó, đảm bảo an toàn phòng chống dịch, việc bổ sung thêm các kênh phân phối hàng hóa thiết yếu khác trong thời gian tới như cho phép người dân tại các khu vực kiểm soát tốt dịch được đi chợ một lần/tuần là cần thiết.
![]() |
Một quán ăn trên đường D5, quận Bình Thạnh. (Ảnh: Hà An) |
Trước đó, thành phố đã cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày bán hàng mang đi. Việc triển khai đồng thời nhiều giải pháp sẽ tiếp tục nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố.
Để đảm bảo an toàn, Sở Công Thương phối hợp với sở ngành liên quan đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tiêm vaccine; cấp giấy đi đường kịp thời cho các đối tượng trung bình khoảng 550 hồ sơ/ngày…
Song song với đó, Sở tổ chức cấp giấy đi đường cho các đối tượng ưu tiên, hỗ trợ lực lượng giao hàng khoảng 20.000 người trong triển khai các hoạt động giao nhận hàng hóa trên địa bàn các quận, huyện, TP Thủ Đức…
![]() Mới đây, khi nhận được Quyết định 3089 về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại ... |
![]() Người đã tiêm chủng đầy đủ số mũi khuyến nghị theo quy định của hãng vắc-xin sau khoảng thời gian cần thiết tạo kháng thể ... |
![]() Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, thành phố Hà Nội sẽ sử dụng giấy đi đường đã cấp (mẫu cũ) song song với ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
