![]() |
Do bồng bột, thách đố nhau, một công nhân ở Tiền Giang đốt xưởng gây thiệt hại 60 tỷ đồng. |
Cụ thể, Nguyễn Quốc Kiệt (19 tuổi) từng là công nhân tại Công ty TNHH Việt Như Ý (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Anh ta cũng là người gây ra vụ cháy tại công ty này vào cuối tháng 4/2020.
Kiệt khai nhận, nguyên nhân là do tính khí bốc đồng, muốn thể hiện bản thân theo cách không giống ai nên bật lửa đốt sản phẩm của công ty "xem có cháy không". Hậu quả lửa lan mạnh, gây cháy lớn, toàn bộ nhà kho rộng khoảng 3.000m2 cùng tài sản bên trong bị thiêu rụi. Ước tính thiệt hại khoảng 60 tỷ đồng, rất may không gây thiệt hại về người.
Mới đây, phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Tiền Giang vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quốc Kiệt (19 tuổi, ngụ xã Thạnh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) để điều tra về hành vi "hủy hoại tài sản".
Sự việc này xảy ra thật đáng tiếc cho chính bản thân công nhân này, vì một chút nông nổi và thiếu hiểu biết nên đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tương lai. Qua đó, chúng ta thấy rằng vấn đề ATVSLĐ tại nơi làm việc cho người lao động rất quan trọng không chỉ hiện nay mà từ trước đến nay luôn được Nhà nước quan tâm, coi trọng. Cho nên, người lao động khi vào làm việc cần được người sử dụng lao động bồi dưỡng kiến thức về vấn đề này.
Anh Bùi Huy An, công nhân tại Công ty TNHH Asia Polytec chia sẻ rằng, hàng năm anh cùng các bạn công nhân khác đều được học lớp tập huấn về ATVSLĐ nên vấn đề tự mình đốt sản phẩm trong xưởng là khó có thể xảy ra. Anh An cũng cho rằng vì thiếu kiến thức nên công nhân ở Tiền Giang mới hành xử như vậy.
Liên hệ với TS.BS Trịnh Hồng Lân - Phân Viện Trưởng, Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động và Bảo vệ Môi trường miền Nam về sự việc đáng tiếc liên quan đến ATVSLĐ trong nhà xưởng và ý thức của công nhân, ông cho biết:
“Tôi thấy rằng trường hợp anh công nhân tự mình đốt sản phẩm gây cháy xưởng, thiệt hại của công ty hơn 60 tỷ đồng là trường hợp hy hữu. Từ trước đến nay tôi chưa thấy vụ việc nào tương tự, có chăng chỉ là cố ý, lên kế hoạch từ trước. Nhưng riêng anh công nhân này là bộc phát, do sự bồng bột thách đố nhau giữa những người làm cùng công ty. Từ sự việc này chúng ta phải nhìn nhận vấn đề nâng cao ý thức ATVSLĐ cho công nhân là cực kỳ quan trọng.”
Ông Lân cũng cho biết thêm, hầu hết, trình độ học vấn của công nhân chỉ dừng lại ở hết cấp 2 hay cấp 3, nhận thức còn chưa cao. Chính vì thế, khi bước chân vào công ty, ngay từ đầu doanh nghiệp cần mở lớp tập huấn, giới thiệu về mặt hàng sản xuất, tính chất sản phẩm. Thậm chí còn phải huấn luyện ATVSLĐ để cho tất cả mọi người lao động phải hiểu rõ các mối nguy, các rủi ro, các tác hại nghề nghiệp có thể gặp tại nơi làm việc của mình. Cùng với đó là các biện pháp kiểm soát chúng để phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp...
Sau sự việc này, đây là bài học cho các doanh nghiệp về vấn đề nâng cao ý thức, trang bị kỹ năng về ATVSLĐ của công nhân để đảm bảo an toàn khi làm việc.
![]() Đến 7h sáng ngày 20/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 4,9 triệu người với hơn 324 nghìn người đã ... |
![]() Ngày 20/02/2020, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành văn bản số 171/HD-TG về tổ chức cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn ... |
![]() Ngày 19/5, thông tin từ phía Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen Việt Nam, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) cho ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
