![]() |
Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) |
Nuôi gà bán lấy tiền tiêu Tết
Tết Nguyên đán Nhâm Dần ngày càng đến gần, còn 160 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Y được cổ truyền Tuệ Tĩnh (Học viện Y học cổ truyền Việt Nam) vẫn chưa thấy... Tết vì chưa được trả đủ tiền lương trong suốt 8 tháng qua. Liên tiếp từ tháng 5/2021, các cán bộ, nhân viên y tế tại đây chỉ được nhận 50% tiền lương trong những ngày làm việc do Bệnh viện gặp khó khăn về tài chính.
Điều dưỡng Khoa Ngũ quan - anh Trần Văn Trường đang cố gắng kiềm tiền chuẩn bị cho Tết cổ truyền sắp tới. Liên tiếp từ tháng 5/2021 đến tháng 11/2021, anh được chi trả 50% tiền lương. Còn tháng 12/2021 vừa qua, anh vẫn chưa được nhận lương.
![]() |
Cán bộ, viên chức, người lao động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang bị nợ lương tháng 12/2021 |
“Bệnh viện đang cho người lao động nghỉ luân phiên. Là trụ cột gia đình, tôi không thể mãi trông chờ vào tiền lương mà phải tìm cách để có thêm thu nhập. Tháng tới không biết có lương hay không. Những năm trước có đầy đủ lương và các khoản thu nhập, hai vợ chồng bố trí ăn Tết ở cả bên ngoại và về quê nội ở Thái Bình. Nhưng năm nay tôi không dám đưa gia đình về quê ở Thái Bình vì không có tiền, từ tiền xe đi lại đến chi phí cho Tết. Tình hình Bệnh viện như vậy, tôi suy nghĩ rất nhiều vì không thể lo cho vợ con cái Tết đầy đủ”.
Anh Trung “vay” tiền của vợ để mua 50 con gà trống, chuẩn bị bán vào dịp Tết sắp tới.
“Tôi chỉ mua 50 con vì tiền không có nhiều, lỡ dịch bệnh làm chết đàn gà thì mất cả chì lẫn chài. Theo tập tục, bà con thường cúng gà vào đêm giao thừa. Tôi chỉ mong Tết đến thuận lợi để bán được đàn gà này, có chút tiền lo cái Tết” – anh Trung chia sẻ.
Hồi tháng 11/2021, Dược sĩ Nguyễn Trung Sang (Khoa Dược, Bệnh viện Tuệ Tĩnh) tiếp tục nhận được 2,7 triệu đồng (bằng 50% tiền lương hằng tháng). Tháng 12/2021, anh chưa được trả lương. Dịp Tết Dương lịch năm nay, anh chỉ ở nhà trông con để vợ đi làm, có thêm thu nhập. Nghĩ đến cái Tết cổ truyền, anh buồn bã nói:
“Những năm trước vẫn có lương nên gia đình có cái Tết tiết kiệm, ấm cúng. Nhưng năm nay xác định là dè sẻn. May là tôi chưa phải đi thuê nhà. Tiền lương chỉ đủ trả tiền điện, nước, không đủ mua sữa cho con. Gần Tết xin làm thêm việc thời vụ cũng khó khăn vì dịch bệnh. Người thì đông, việc thì ít. Tết này đành có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Tôi mong Bộ Y tế sớm có giải pháp để người lao động như chúng tôi có tiền lương trang trải cuộc sống” – anh Sang bày tỏ.
![]() |
Trả lời về chăm lo Tết cho người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh, PGS. TS Phạm Thanh Bình – Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, ngày 13/12/2021, Công đoàn Y tế Việt Nam đã đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam cho phép Công đoàn Y tế Việt Nam thực hiện chi chế độ chính sách, quyền lợi người lao động, trước mắt từ nguồn tài chính của Công đoàn hỗ trợ cho 160 cán bộ, viên chức, đoàn viên công đoàn của Bệnh viện với mức chi 500.000 đồng/người.
“Chỉ đạo của Tổng Liên đoàn về việc tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên công đoàn, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tại Kế hoạch số 146/KH-LĐLĐ (ngày 28/10/2021) là 300.000 đồng/người. Tuy nhiên, Công đoàn Y tế Việt Nam đề xuất hỗ trợ cán bộ, viên chức, đoàn viên của Bệnh viện ở mức cao hơn là 500.000 đồng/người do đây là đơn vị đặc thù của ngành Y tế, là tuyến đầu chống dịch nên cần được quan tâm, động viên” – PGS. TS Phạm Thanh Bình cho biết.
Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đề nghị Quỹ Tấm lòng vàng Lao động xem xét hỗ trợ cán bộ, viên chức, đoàn viên của Bệnh viện số tiền 2.000.000 đồng/người nhân dịp Tết Nguyên đán.
Năm 2021, tổng nguồn thu dự kiến của Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ đạt 18,448 tỷ đồng (giảm 13,8 tỷ đồng so với năm 2020). Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên là âm 10,2 tỷ đồng nên không có tiền đảm bảo chi thường xuyên, đặc biệt là trả lương cho người lao động.
![]() |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu (bên phải, ở giữa) chủ trì buổi làm việc với Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Sỹ Công |
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế có công văn kiến nghị Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ Bệnh viện Tuệ Tĩnh 10,2 tỷ đồng để chi lương, chi hoạt động thường xuyên do tác động của dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 86/NQ-CP.
Kết thúc năm tài chính, Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm 2021 của Bệnh viện. Trường hợp số bổ sung dự toán trong năm 2021 để hỗ trợ chi thường xuyên cho Bệnh viện còn thiếu, Bộ Y tế sẽ đề xuất ngân sách Nhà nước bổ sung phần còn thiếu. Trường hợp số bổ sung dự toán trong năm 2021 thừa, Bộ Y tế sẽ kiến nghị thu hồi nộp trả ngân sách Nhà nước theo quy định.
"Ngoài hỗ trợ của Công đoàn, chúng tôi mong Bộ Tài chính sớm xem xét đề nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Y tế. Cái Tết đang đến gần, và những cán bộ, nhân viên tế như chúng tôi mong chờ được thanh toán tiền công sức lao động của mình để lo cái Tết cho gia đình" - anh Nguyễn Trung Sang cho biết.
![]() Với nhiều công nhân, người lao động mưu sinh xa nhà, những cô, chú chủ trọ đã trở thành những người thân của họ nơi ... |
![]() Theo ghi nhận của các cấp công đoàn, sau 5 năm triển khai thực hiện, trước các vấn đề mới phát sinh, Luật ATVSLĐ đã ... |
![]() Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) vừa khởi tố vụ án để tiến hành điều tra vụ sập ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
