![]() |
Thuyền viên đang phải thực hiện cách ly y tế 2 lần với chi phí cao (Ảnh minh họa) |
Theo Bộ GTVT, trong 9 tháng của năm 2021, đã có hơn 531 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Với việc đảm nhận hơn 80% sản lượng hàng hóa thương mại toàn cầu, vận tải biển có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
Tổ chức Hàng hải quốc tế đã có Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên coi thuyền viên là lực lượng lao động chủ chốt cần được ưu tiên di chuyển, đi lại trong thời gian dịch Covid-19.
Tuy nhiên, theo phản ánh của Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam và một số doanh nghiệp, thuyền viên Việt Nam rời tàu ở một số địa phương sau khi hết thời hạn lao động phải thực hiện cách ly tại các khách sạn với chi phí cao.
Khi rời khu cách ly về địa phương nơi cư trú, thuyền viên lại phải thực hiện cách ly thêm 7 ngày hoặc 14 ngày tại khách sạn hoặc khu cách ly tập trung.
Như vậy, thuyền viên phải thực hiện cách ly y tế 2 lần với chi phí tăng cao và thời gian kéo dài. Thông thường, sau khi hết hạn nghỉ phép 30 ngày, thuyền viên sẽ trở lại tàu làm việc, thời gian cách ly kéo dài đang ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng và chi phí logistics.
Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền viên hồi hương sau khi hết hạn hợp đồng, thay thế thuyền viên mới xuống tàu, bảo đảm duy trì thông suốt chuỗi cung ứng vận tải trong tình hình mới, Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế thống nhất quy trình cách ly cho thuyền viên tính từ ngày rời cảng cuối cùng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tại địa phương bố trí cho thuyền viên hết hạn hợp đồng lao động được cách ly ở địa điểm hợp lý với chi phí phù hợp để giảm thời gian cách ly, chi phí, áp lực cho thuyền viên khi về nước bởi thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển có mức lương không cao và làm việc trong điều kiện xa nhà, thiếu thốn nhiều mặt.
UBND các tỉnh, thành phố xem xét tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe theo văn bản của Bộ về triển khai Nghị quyết số 128 của Chính phủ.
Cụ thể, những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh) tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ nhất.
Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.
Những người chưa được tiêm vắc xin thì thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo, nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.
Những người đã tiêm vắc xin hoặc khỏi bệnh Covid-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
![]() Ông Tạ Hữu Cường, Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Chun Fun (KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) cho biết, ... |
![]() Trong 32 ca Covid-19 mới ghi nhận tại Đà Nẵng, có đến 15 ca cộng đồng và 5 ca trong số này là công nhân ... |
![]() Trong khi Covid tại Nhật và nhiều nước châu Phi giảm nhanh đến mức không hiểu nổi thì không ít quốc gia tại châu Âu ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
