![]() |
Chủ động tháo gỡ nhiều nút thắt và áp dụng các giải pháp giảm giá, khu nhà ở xã hội Becamex tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã mang lại cuộc sống ồn định cho nhiều công nhân. Ảnh nhandan.com.vn |
Bài báo “Thị trường nhà ở cho công nhân lao động đang bỏ ngỏ” của các tác giả Minh Khôi, Nguyễn Trường trên Tạp chí Cuocsongantoan.vn cung cấp một thông tin rất đáng lưu tâm. Bài báo cho biết: “từ năm 2007, dự án khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long được triển khai với quy mô 28 đơn nguyên, gồm: 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với hơn 1.000 phòng đáp ứng cho hơn 9.000 chỗ ở; 4 đơn nguyên nhà 15 tầng với tổng số 224 phòng (896 chỗ ở) cho hộ gia đình và 224 căn hộ (1.456 chỗ ở) phục vụ cho công nhân độc thân. Tuy nhiên, đến nay 28 đơn nguyên đều rơi vào tình trạng bị bỏ trống nhiều phòng”.
Chúng ta đều biết nhà ở của công nhân các khu công nghiệp là một vấn đề nhức nhối nhiều năm nay. Có người đã dùng từ “thảm cảnh” để chỉ điều kiện ăn ở tồi tệ của đội ngũ công nhân các khu công nghiệp, những người đang từng ngày, từng giờ làm ra của cải cho xã hội. Hầu hết họ đều phải thuê trọ trong những căn hộ tồi tàn, không đủ diện tích, điều kiện vệ sinh và bảo đảm an ninh. Nhiều ý kiến còn đi xa hơn khi lo ngại cho những thế hệ con em họ lớn lên trong điều kiện như vậy sẽ như thế nào?
![]() |
Khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long hiện nhiều phòng bị bỏ trống do các quy định khắt khe, chưa hoàn toàn hợp lý và phù hợp với công nhân nên người lao động không mặn mà. Ảnh Minh Khôi. |
Trên nhiều diễn đàn của tổ chức Công đoàn, vấn đề nhà ở công nhân luôn được đặt ra như một yêu cầu bức thiết đòi hỏi cần giải quyết để bảo đảm quyền được có nhà ở, quyền được ở trong điều kiện không thấp hơn mặt bằng chung của công nhân. Bản thân tổ chức Công đoàn cũng đã có cả một chủ trương lớn huy động nguồn lực xây dựng các thiết chế cho công nhân lao động tại các khu tập trung đông công nhân, nhất là các khu công nghiệp, trong đó nhà ở là ưu tiên số một.
Thế nhưng, như thông tin nêu trên, đã có cả hàng nghìn căn hộ được xây dựng với mục đích dành cho công nhân lại để không. Điều này dẫn tới sự lãng phí lớn, khi các công trình xây dựng không được sử dụng sẽ nhanh chóng xuống cấp; nhà đầu tư không thu hồi được vốn; người công nhân vẫn không có nhà. Sự việc này cũng làm nản lòng những nhà đầu tư tiềm năng nếu họ có ý định bỏ tiền vào lĩnh vực này.
Một số nguyên nhân ban đầu cũng được bài viết chỉ ra, như thủ tục xét duyệt phiền hà, phức tạp, nhiêu khê, khiến người lao động không mặn mà; nội quy, công tác quản lý quá khắt khe, không phù hợp điều kiện làm việc đi ca kíp, thăm thân của người lao động; thiết kế nhà ở chưa hợp lý, đặc biệt là khu vực vệ sinh, khiến người lao động không thoải mái...
![]() |
Dự án Khu thiết chế dành cho công nhân tại Khu Công nghiệp Đồng Văn 2 tỉnh Hà Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư xây dựng. Hiện dự án đã cơ bản hoàn thành. Ảnh hoinhabaovietnam.vn |
Có lẽ, trước khi tiếp tục hô hào huy động các nguồn lực xã hội xây dựng nhà ở cho công nhân, việc cần thiết và quan trọng hơn là cần xử lý ngay tình trạng nhà ở cho công nhân đã xây xong vẫn để không, trong khi công nhân không tha thiết dù vẫn chưa có nhà ở. Từ khâu thiết kế phải tính toán đến tiện ích, sự thoải mái cho người sử dụng; các quy định vốn của con người đề ra, cần rà soát, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện làm việc, nhu cầu thăm thân của người công nhân. Tất nhiên, không có quy định nào làm hài lòng tất cả mọi người; song nó phải đáp ứng những nhu cầu chung, chính đáng của người công nhân. Và cuối cùng, các quy định quản lý về điều kiện, tiêu chuẩn xét chọn cũng cần được các ngành chức năng tháo gỡ...
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
