![]() |
Hàng trăm hecta rừng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng giao cho dân quản lý bảo vệ, nhưng hầu hết bị biến thành trang trại sản xuất, sử dụng sai mục đích ban đầu - Ảnh: Lâm Viên. |
Năm 2013, UBND huyện Bảo Lâm đã bàn giao hơn 231 ha rừng và đất rừng cho 9 hộ thuộc cộng đồng thôn 4 nhằm mục đích tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho người dân và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
Trong 231 ha rừng bàn giao có 192,78 ha giao để quản lý bảo vệ, 32,59 ha giao trồng rừng keo và 5,85 ha để sản xuất nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, ngày 22/8, kết luận thanh tra của Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm ban hành cho biết thực chất chỉ còn 2 hộ dân đang sử dụng toàn bộ 231 ha rừng nói trên.
Điều đáng nói, diện tích rừng đã giao hiện bị lấn chiếm 42,55 ha, bị mất 24,62 ha, trong khi diện tích trồng rừng và các loại cây nông nghiệp không đúng phương án chiếm đến 78,39 ha. Nghiêm trọng hơn, một số diện tích đất rừng còn có dấu hiệu chuyển nhượng trái phép.
Tại một số khu vực, đoàn thanh tra phát hiện rừng thông bị cưa hạ rồi cắt khúc chôn lấp để phi tang, nhường chỗ cho việc trồng cà phê, bơ, sầu riêng và trang trại dê…
![]() |
Cơ quan chức năng phát hiện lượng lớn gỗ thông được chôn lấp dưới đất - Ảnh: Lâm Viên |
Trước tình hình trên, UBND huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo các đơn vị chức năng làm các thủ tục thu hồi toàn bộ đất rừng và bàn giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’Ri quản lý, tổ chức giải tỏa diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để trồng lại rừng.
Đồng thời, điều tra làm rõ hành vi phá hoại, lấn chiếm đất rừng, sang nhượng trái phép để xử lý, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
