Đời sống

Sau những vụ cháy rừng: "Họ gọi là vô tình, còn tôi gọi là vô ý thức"

Ý Yên
Tác giả: Ý Yên
“Em không cố ý đốt rừng, chỉ vì đốt cỏ khô trong vườn mà vô ý để xảy ra cháy rừng”, lời khai của người đàn ông gây ra vụ cháy rừng lịch sử tại Hà Tĩnh.
sau nhung vu chay rung ho goi la vo tinh con toi goi la vo y thuc
Chỉ vì đốt cỏ khô, người đàn ông ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã gây ra vụ cháy rừng lịch sử làm thiệt hại khoảng 66ha rừng. Ảnh: GD&TĐ

Sự... "vô ý" của anh ta gây hậu quả thật tai hại: Hàng nghìn người được huy động dập lửa trong 2 ngày đêm; lực lượng PCCC của 2 tỉnh phải vào cuộc; 100 hộ dân và cơ quan phải sơ tán; một đoạn dài trên tuyến đường quốc lộ 1A bị cấm xe cộ qua lại... Và điều đau đớn hơn: 66ha rừng bị xóa sổ.

Trường hợp khác tại Phú Yên, một nông dân vốn hiền lành chân chất mới đây bị khởi tố vì gây ra vụ cháy gần 150ha rừng vào hồi cuối tháng 6/2019. Anh này khai nhận do đốt dọn thực bì, vô tình lửa lan ra khu vực rừng xung quanh đến mức không thể kiểm soát. Lại là sự vô tình.

Vụ này, VTV đưa ra dòng title: "Nghịch lý người trồng rừng gây ra cháy rừng".

Còn nữa: 3 người đàn ông vào rừng đốt tổ ong lấy mật gây cháy rừng; người phụ nữ đốt cỏ ruộng làm cháy 3ha rừng thông 30 năm tuổi...

Một vài vụ khác, nguyên nhân được đặt trong trạng thái nghi vấn: Do đốt vàng mã dịp rằm tháng Bảy; do nhóm "phượt thủ" làm tiệc nướng trên rừng mà quên... dập lửa.

Theo thống kê của Chính phủ, trong 4 năm từ 2014-2018 nước ta mất 6.400ha rừng sau các vụ cháy.

Nguyên nhân hầu hết là do vô ý/ vô tình, chứ không phải cố ý đốt "chơi cho vui" như trường hợp của thanh niên Nghệ An mới bị bắt hồi đầu tháng 8/2019.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, nói: "Họ gọi là vô tình, còn tôi gọi là vô ý thức. Rõ ràng họ biết được những nguy cơ có thể xảy ra, nhưng cố tình không áp dụng. Đặc biệt những người chủ rừng hàng năm đều được tham dự lớp tập huấn kỹ năng phòng chống cháy rừng nhưng đều bỏ qua những quy tắc, quy định, đến khi sự việc xảy ra rồi mới nói rằng mình chủ quan, không nghĩ sẽ như thế...".

"Một vụ cháy chỉ xảy ra khi có đủ 3 điều kiện: Lửa, vật liệu cháy và dưỡng khí. Mồi lửa chính là ý thức con người", GS. Lung nói tiếp.

Ông cũng cho rằng chủ rừng phải có trách nhiệm kiểm soát người đi vào khu rừng của mình. Nếu là khách du lịch thì phải nhắc nhở, hướng dẫn nội quy để họ chấp hành.

sau nhung vu chay rung ho goi la vo tinh con toi goi la vo y thuc

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung: "Chủ rừng đều được học các lớp phòng chống cháy rừng nhưng họ không áp dụng".

Ảnh: Minh Khôi

Nguyên tắc phòng chống cháy rừng (PCCR): "Phòng là chính nhưng chống không có nghĩa là phụ"

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung cho biết việc phòng và chống cháy rừng phải đi song hành cùng nhau trong 3 giai đoạn của rừng:

1. Giai đoạn thiết kế gây rừng

GS Lung khuyến cáo không nên đốt thực bì. Tuy nhiên trong trường hợp cần đốt thì phải có sự kiểm soát, không đốt tập trung ở diện tích lớn. Đồng thời, chủ động báo trước cho hàng xóm, chính quyền địa phương và sẵn sàng ứng phó bằng các công cụ có thể dập tắt đám cháy.

Không được trồng những loại cây dễ cháy trên một diện tích quá lớn.

Xây dựng các đường băng trắng (để lại những khoảng đất trống), có thể ngăn cách lửa, và di chuyển dễ dàng phương tiện chữa cháy khi cần; và đường băng xanh trồng các loại cây có khả năng giữ nước, không thể cháy.

2. Giai đoạn bảo vệ, chăm sóc rừng

Đây là giai đoạn có nguy cơ cháy rừng cao hơn giai đoạn 1. Vì vậy cần tỉa thưa cành lá, xây dựng các công trình phòng chống cháy: chòi canh, hố nước, hệ thống báo động (kẻng, loa)...

Cần thường xuyên thu dọn cành lá, tránh để tình trạng chất đống quá dày từ năm này sang năm khác. Có thể sử dụng phương pháp đốt trước: "Khi cành lá, vỏ cây rụng xuống lớp mỏng, chưa thành lớp tối đa thì đem đốt. Lúc này có cháy nhưng lửa chưa đủ mạnh để làm chết cây. Rừng cháy hàng năm không sợ bằng rừng 5-6 năm mới cháy một lần".

3. Giai đoạn khai thác rừng

Giai đoạn này cần phải xử lý rất công phu vì nó tác động đến môi trường và xã hội. Thông thường, chủ rừng sẽ khai thác gỗ và để lại lượng lớn cành lá, nguy cơ gây ra cháy, ô nhiễm.

Chủ rừng cần thông báo kiểm lâm, chính quyền, sử dụng các biển cảnh báo trong thời gian khai thác gỗ.

sau nhung vu chay rung ho goi la vo tinh con toi goi la vo y thuc Ngày rằm tháng 7: Cháy dữ dội trên núi Ngũ Phong, hàng trăm người dập lửa
sau nhung vu chay rung ho goi la vo tinh con toi goi la vo y thuc Vì sao những rừng thông ở Lâm Đồng liên tiếp bị đầu độc?
sau nhung vu chay rung ho goi la vo tinh con toi goi la vo y thuc Lại cháy rừng ở Nghệ An, Trung đoàn Cảnh sát cơ động cùng tham gia dập lửa
sau nhung vu chay rung ho goi la vo tinh con toi goi la vo y thuc Cháy nổ khiến 346 người chết, thiệt hại trên 6.500 tỷ đồng trong vòng 4 năm qua

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm