Hoạt động Công đoàn

Phát huy vai trò công đoàn để pháp luật đi vào cuộc sống đoàn viên, người lao động

ĐỖ LÂM
Tác giả: ĐỖ LÂM
Tổ chức công đoàn phải chủ động trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật để pháp luật được xây dựng từ ý kiến của người lao động (NLĐ) và tích cực triển khai thực hiện để pháp luật đi vào cuộc sống của đoàn viên, NLĐ.
Phát huy vai trò công đoàn để pháp luật đi vào cuộc sống đoàn viên, người lao động
Cán bộ công đoàn được lãnh đạo Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam trao đổi về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: ĐL

Nội dung quan trọng, thiết thực

Đây là mục tiêu đề ra tại Hội nghị tập huấn, đối thoại về pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), thực hiện dân chủ ở cơ sở và lấy ý kiến về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức trong các ngày 6 đến 8/11 tại thành phố Đà Nẵng.

Tham dự Hội nghị có hơn 40 cán bộ công đoàn thuộc 19 LĐLĐ tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên là lãnh đạo LĐLĐ cấp tỉnh, cán bộ công đoàn phụ trách công tác chính sách, pháp luật, quan hệ lao động ở cấp tỉnh, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở khu công nghiệp, địa phương có đông công nhân lao động và cán bộ công đoàn cơ sở có đông NLĐ.

Chủ trì và trực tiếp báo cáo, trao đổi tại Hội nghị có các đồng chí: Vũ Minh Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam; Lê Đình Quảng, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam; Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam; GS.TS Lê Minh Thông, nguyên trợ lý Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Vũ Mạnh Tiến khẳng định, Hội nghị nhằm cung cấp cho cán bộ công đoàn kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường nhận thức, trách nhiệm trong việc thi hành pháp luật, nhất là những chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, NLĐ và tổ chức Công đoàn như: BHXH, thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, lĩnh vực hoạt động công đoàn… Việc này sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Phát huy vai trò Công đoàn để pháp luật đi vào cuộc sống đoàn viên, người lao động
Nhiều ý kiến của cán bộ công đoàn các cấp trao đổi, phản ánh và kiến nghị đề xuất trên cơ sở tổng hợp ý kiến của đoàn viên, NLĐ. Ảnh: ĐL

Các đồng chí lãnh đạo Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam đã báo cáo, trao đổi, làm rõ một số nội dung quan trọng mà cán bộ công đoàn cần nắm chắc, hiểu rõ trong quá tình tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và thi hành pháp luật gắn liền với đời sống NLĐ, hoạt động công đoàn.

Cụ thể, về những nội dung công khai, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 thì các quy định liên quan đến nội dung và hình thức công khai thông tin để dân biết ở tất cả các loại hình cơ sở theo hướng cập nhật, bổ sung các quy định tương ứng trong luật chuyên ngành là Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản pháp luật liên quan; bổ sung những quy định cụ thể khác nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác công khai thông tin như: quy định về trách nhiệm của người đứng đầu và của cơ quan, đơn vị trong việc công khai thông tin; quy định về thời gian công khai ở doanh nghiệp nhà nước; quy định về trách nhiệm của người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước trong việc công khai thông tin...

Hay về quy định thời gian tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo.

Cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ trở xuống có thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ nếu thấy cần thiết. Trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức ban thanh tra Nhân dân...

Đồng thời, cán bộ công đoàn dự Hội nghị lần này cũng được giới thiệu một số nội dung cơ bản trong Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi); Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và kỹ năng của cán bộ công đoàn, tổ chức Công đoàn cần có trong quá trình tham gia xây dựng chính sách, pháp luật...

Phát huy vai trò Công đoàn để pháp luật đi vào cuộc sống đoàn viên, người lao động
Cán bộ công đoàn được lãnh đạo Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam trao đổi về thi hành Luật BHXH. Ảnh: ĐL

Nhiều ý kiến từ đời sống NLĐ

Tại Hội nghị đã có nhiều ý kiến của cán bộ công đoàn các cấp trao đổi, phản ánh và kiến nghị đề xuất trên cơ sở tổng hợp ý kiến của đoàn viên, NLĐ và thực tiễn quá trình hoạt động công đoàn cũng như thực thi pháp luật liên quan đến NLĐ, tổ chức Công đoàn ở địa phương, cơ sở.

Đồng chí Nguyễn Xuân Tuấn, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa phản ánh về thực thi Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay cũng còn vấn đề vướng mắc cần có những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể hơn như: việc xác định người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị hay người đại diện có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện trách nhiệm về dân chủ ở cơ sở; công đoàn cơ sở hỗ trợ kinh phí hoạt động của ban thanh tra Nhân dân trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước gồm những nội dung, hoạt động nào, định mức chi và lập dự toán, quyết toán như thế nào...

Hay đồng chí Nguyễn Văn Thục, LĐLĐ tỉnh Nghệ An phản ánh, thực tế hiện nay ở cấp huyện, một số cơ quan có số lượng cán bộ công chức rất ít nên sinh hoạt công đoàn ghép cùng một công đoàn cơ sở nên cũng cần phải có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức và bầu ban thanh tra Nhân dân ở những cơ quan này.

Cùng nội dung này, đồng chí Lê Thị Mỹ Linh, LĐLĐ tỉnh Quảng Nam đề nghị cần có hướng dẫn chi tiết thêm về hội nghị cán bộ, công chức, NLĐ đối với những cơ quan, đơn vị thuộc các sở, ngành cấp tỉnh chỉ có công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở bộ phận hay tổ công đoàn...

Phát huy vai trò Công đoàn để pháp luật đi vào cuộc sống đoàn viên, người lao động
Nhiều ý kiến của cán bộ công đoàn các cấp trao đổi, phản ánh và kiến nghị đề xuất trên cơ sở tổng hợp ý kiến của đoàn viên, NLĐ. Ảnh: ĐL

Về góp ý xây dựng Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu về tên gọi là Luật Công đoàn Việt Nam để có sự thống nhất với Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nghị quyết của Đảng, hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và phân biệt rõ, tránh sự nhầm lẫn về tên gọi với tổ chức của NLĐ trong doanh nghiệp được phép thành lập theo quy định của Bộ luật Lao động.

Đối với cán bộ công đoàn cần có khái niệm cụ thể theo hướng xác định đối tượng là những người được bầu cử, chỉ định, bổ nhiệm làm nhiệm vụ quản lý, điều hành tổ chức hoạt động công đoàn từ ở tổ công đoàn trở lên; đồng thời nên tăng quyền chủ động quyết định của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong quản lý công chức, viên chức, NLĐ là cán bộ công đoàn chuyên trách.

Hay về tài chính công đoàn cần tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng kinh phí 2% như hiện nay để đảm bảo nguồn lực cho hoạt động công đoàn các cấp và chăm lo cho NLĐ; chỉ nên quy định nguyên tắc phân chia sử dụng ở các cấp công đoàn mà không nên quy định tỷ lệ cụ thể để có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhiệm vụ công đoàn từng giai đoạn, ngành nghề và quy mô tổ chức công đoàn ở cơ sở...

Còn với Dự thảo Luật BHXH, đồng chí Nguyễn Văn Trọn, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam (tỉnh Thanh hóa) và nhiều ý kiến khác phản ánh hiện nay số NLĐ rút BHXH 1 lần có chiều hướng gia tăng, nhất là khi Dự thảo Luật có giảm thời gian tham gia BHXH trong điều kiện hưởng lương hưu xuống dưới 20 năm, như vậy sẽ mất cơ hội được hưởng lương hưu khi NLĐ hết tuổi lao động, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội. Vì vậy đồng chí đề nghị cần cân nhắc kỹ quy định về rút BHXH 1 lần để vừa đảm bảo quyền của NLĐ nhưng khuyến khích được số người không rời khỏi mạng lưới an sinh xã hội.

Đồng thời đề nghị xem xét, bổ sung trách nhiệm của cơ quan BHXH trong theo dõi, đôn đốc người sử dụng lao động đóng BHXH cho NLĐ và thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về nợ đóng BHXH chứ không nên giao cho tổ chức Công đoàn vì đây là một trong những nhiệm vụ của cơ quan BHXH các cấp...

Các ý kiến phản ánh, trao đổi, góp ý và kiến nghị, đề xuất của cán bộ công đoàn tại Hội nghị đã được lãnh đạo Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam giải trình và tiếp thu đầy đủ; đây là cơ sở quan trọng để Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật liên quan đến NLĐ và tổ chức Công đoàn.

Đồng chí Nguyễn Văn Trọn, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam (tỉnh Thanh hóa) phản ánh hiện nay số NLĐ rút BHXH 1 lần có chiều hướng gia tăng.

Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn

Ngày 30/5/2023 tại Thái Bình, Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao ...

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan ...

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm