Hoạt động Công đoàn

Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn

Minh Quang
Tác giả: Minh Quang
Ngày 30/5/2023 tại Thái Bình, Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình tổ chức tọa đàm "Thực trạng hoạt động Công đoàn, thực tiễn thi hành Luật Công đoàn 2012 tại Thái Bình và đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện".
Công đoàn Khu kinh tế và các KCN Thái Bình triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho CNLĐ
Thái Bình: Chào đón Tháng Công nhân thiết thực với Ngày hội việc làm
Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn
LĐLĐ tỉnh Thái Bình phối hợp với Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức tọa đàm. Ảnh: Bá Mạnh.

Đồng chủ trì buổi tọa đàm là đồng chí Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, đồng chí Bùi Xuân Vinh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình.

Tham dự buổi tọa đàm có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Bình, lãnh đạo và các ban chuyên môn của Liên đoàn Lao động tỉnh, đại diện các Công đoàn ngành, huyện, thành phố và một số công đoàn cơ sở (CĐCS) trong tỉnh.

Thẳng thắn và cởi mở

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trình bày tham luận, cùng nhau trao đổi, làm rõ một số vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động của tổ chức Công đoàn hiện nay ở Thái Bình; thảo luận, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, ưu nhược điểm của hoạt động công đoàn thời gian qua trên địa bàn tỉnh để học hỏi, rút kinh nghiệm cũng như đưa ra một số kiến nghị với cơ quan cấp trên trong việc hoàn thiện, sửa đổi một số nội dung của Luật Công đoàn 2012.

Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn
Đồng chí Phạm Đình Tuấn - Chủ tịch CĐCS Công ty CP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam chia sẻ về hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp. Ảnh: Nam Hồng.

Các ý kiến trao đổi trao đổi, thảo luận bám sát thực tiễn của hoạt động công đoàn và công tác thi hành Luật Công đoàn năm 2012 trong thời gian qua; nêu ra những vướng mắc về cơ chế, chính sách, tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật ở một số lĩnh vực như: Thời gian làm công tác công đoàn của cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp (DN) ngoài khu vực nhà nước; thương lượng tập thể và đối thoại trong DN; công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của công đoàn cấp trên đối với công đoàn cấp cơ sở, nhất là CĐCS trong DN.

Có một thực tế là cán bộ CĐCS trong các DN do chủ DN trả lương nên còn e dè trong việc đấu tranh, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động (NLĐ); khó khăn trong việc tham gia xây dựng, sửa đổi nội quy, quy chế, định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng..., đôi khi chưa được chủ sử dụng lao động tạo điều kiện tham gia. Đội ngũ cán bộ CĐCS ở DN hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm, thời gian chủ yếu dành cho công việc chuyên môn nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công rất khó thực hiện đúng trình tự theo quy định hiện nay; còn khó khăn trong việc nhận ủy quyền của NLĐ để khởi kiện DN chậm/nợ lương, trốn đóng BHXH; ở một số CĐCS quyền đại diện của công đoàn trong đối thoại, thương lượng còn mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Công tác phát triển tổ chức Công đoàn cũng còn một số băn khoăn như: Quy định về kết nạp đoàn viên công đoàn đối với lao động người nước ngoài, một số lao động đặc thù khác như nhân viên giao hàng, lái xe công nghệ…; công tác quản lý cán bộ công đoàn ở địa phương gắn với cấp ủy cùng cấp là phù hợp trong hệ thống chính trị, song cũng cần nghiên cứu đến tính độc lập tương đối để đảm bảo tính ổn định và chuyên môn sâu, chuyên nghiệp hóa nhằm phục vụ công tác công đoàn hiệu quả hơn; về số lượng biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách cũng cần nghiên cứu bố trí phù hợp với sự phát triển đoàn viên, CĐCS trong thời gian tới và đảm bảo tính tương đồng với các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp.

Các ý kiến trao đổi cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế hiện nay. Cụ thể: Nhiều DN trên địa bàn kinh doanh không ổn định, nhân lực ít, là DN gia đình nên không đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn; nhận thức của NLĐ và chủ sử dụng lao động về pháp luật lao động, về công đoàn còn hạn chế hoặc chưa tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Ở một số DN có tổ chức Công đoàn lại chưa có chế tài đủ mạnh để bảo vệ cán bộ công đoàn khi đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho NLĐ, chưa có chế độ chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ công đoàn, các cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về pháp luật lao động… Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền và các cơ quan chưa đạt hiệu quả cao; công tác thanh tra, xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động, Luật Công đoàn còn hạn chế; một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho CĐCS…

Kết quả thực hiện Luật Công đoàn 2012 trong giai đoạn 2018 – 2022 tại Thái Bình:

  • Kết nạp mới 52.475 đoàn viên và thành lập 140 CĐCS.
  • Hằng năm có 95,3% các đơn vị tổ chức Hội nghị CBCC; 100% DN nhà nước và 70% DN ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị người NLĐ; 100% DN nhà nước và 68,2% DN ngoài khu vực nhà nước tổ chức đối thoại ở nơi làm việc; 70,25% DN đã ký kết thoả ước lao động tập thể.
  • Tư vấn cho 14.385 lượt CNLĐ.
  • Tham gia giải quyết 41 vụ ngừng việc tập thể; hướng dẫn 1 CĐCS khởi kiện ra toà 1 DN nợ lượng, BHXH.

Ghi nhận từ cơ sở

Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn
Cán bộ CĐCS Công ty CP May Đại Dương chia sẻ về chăm lo, đảm bảo môi trường sản xuất an toàn cho NLĐ. Ảnh: D. Minh.

Từ khối DN có vốn đầu tư nước ngoài, chị Đào Thị Yến - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Long Hành Thiên Hạ (huyện Kiến Xương), cho biết: “Công tác tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn trong DN FDI chưa theo kịp với thay đổi của đất nước, của địa phương và của đoàn viên, NLĐ nên hoạt động hiệu quả còn chưa cao. Bản chất của DN nước ngoài khi sang Việt Nam là tìm kiếm lợi nhuận, họ không quan tâm tới tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương; cán bộ công đoàn hoạt động kiêm nhiệm, nhận lương của chủ nên e dè trong việc đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động, nhiều khi còn né tránh trong hoạt động. Điều kiện làm việc của công nhân, lao động tại DN còn nhiều khó khăn; tình trạng vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động ở các DN còn diễn ra khá phổ biến; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm pháp luật của các cơ quan chức năng chưa được quan tâm thích đáng...”.

Còn anh Phạm Đình Tuấn - Chủ tịch CĐCS Công ty CP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam (Khu công nghiệp Phúc Khánh, TP.Thái Bình), cho rằng: “Trong việc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho công nhân nảy sinh những vấn đề liên quan đến lợi ích của chính cán bộ công đoàn dẫn đến việc không dám hay rụt rè trong việc đứng ra giải quyết vấn đề. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công đoàn còn hạn chế, nhiều khi hiểu chưa đúng, thậm chí hiểu sai văn bản chỉ đạo dẫn đến việc tuyên truyền, vận dụng không đúng về chế độ chính sách, quyền lợi của công nhân lao động, làm cho NLĐ không hiểu đúng, gây thiệt thòi cho đoàn viên, NLĐ. Công tác giao tiếp với đoàn viên, NLĐ chưa gần gũi thấu hiểu dẫn đến sự xa cách giữa công đoàn và NLĐ. Nhiều khi NLĐ có ý kiến phản ánh về chế độ, thời gian làm việc, an toàn lao động lên CĐCS nhưng cán bộ CĐCS sợ giới chủ nên "ỉm đi" không báo cáo với lãnh đạo DN và công đoàn cấp trên...

Chia sẻ tâm tư – Kiến nghị cụ thể

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu đã sôi nổi trao đổi, chia sẻ, chất vấn nhiều nội dung liên quan lĩnh vực hoạt động công đoàn. Nhiều ý kiến tâm tư, thắc mắc đã được lãnh đạo Viện Công nhân và Công đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình giải thích, trả lời, diễn giải tại chỗ; những ý kiến, vấn đề còn vướng mắc được tiếp thu, ghi nhận để báo cáo, trình cấp có thẩm quyền giải đáp, đưa ra giải pháp cụ thể sau.

Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn

Đồng chí Bùi Xuân Vinh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình tiếp thu các ý kiến thảo luận, đưa ra chỉ đạo và một số đề xuất kiến nghị. Ảnh: Nam Hồng.

Thay mặt cho tổ chức Công đoàn tỉnh Thái Bình, đồng chí Bùi Xuân Vinh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã đưa ra ý kiến chỉ đạo và một số đề xuất kiến nghị:

  • Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ CĐCS, tạo động lực khuyến khích để cán bộ CĐCS nhiệt tình hoạt động, nhất là trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, NLĐ.
  • Xây dựng quy định cụ thể trong việc tổ chức Công đoàn đại diện NLĐ khởi kiện chủ DN nợ lương, trốn đóng, nợ đọng BHXH.., theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, thể hiện rõ vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn.
  • Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về tổ chức và tham gia kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, NLĐ.
  • Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, kiến nghị tăng thêm biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách cho các tỉnh dựa trên cơ sở số lượng CĐCS và số lượng đoàn viên để thực hiện tốt chức năng, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
    Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

    “Cứ về Thái Bình đi, Thái Bình 5S rồi, đổi mới lắm rồi, nhiều điều hay lắm đấy!”, đồng chí Phạm Thị Thắng - Phó ...

    Tọa đàm về những vướng mắc trong hoạt động công đoàn và thi hành Luật Công đoàn năm 2012 Tọa đàm về những vướng mắc trong hoạt động công đoàn và thi hành Luật Công đoàn năm 2012

    Ngày 21/4, Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức tọa đàm khoa học về những ...

    Thái Bình: Chào đón Tháng Công nhân thiết thực với Ngày hội việc làm Thái Bình: Chào đón Tháng Công nhân thiết thực với Ngày hội việc làm

    Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Bình phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm