Đời sống

Nỗi niềm của người nhận lương hưu quá thấp!

TẤN MÂN
Tác giả: TẤN MÂN
Thực tế hiện nay, ai cũng dễ dàng nhẩm để biết gần đúng về mức lương hưu của mình... và thấy rằng lương hưu của hầu hết cán bộ công chức, người lao động (NLĐ) trung bình chỉ khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, là mức rất thấp so nhu cầu tối thiểu tiêu dùng hiện nay. Rất nhiều cán bộ hưu trí và NLĐ về hưu hiện nay phải sống chật vật nhờ con cái hoặc phải kiếm việc làm thêm. Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những bác bảo vệ, giữ xe, người phụ quán ăn, người bán hàng ... rất lớn tuổi vẫn đang vất vả mưu sinh.
Nỗi niềm của người nhận lương hưu quá thấp!
Cán bộ hưu trí đến làm thủ tục nhận lương hưu tại UBND phường 4, quận 8, TPHCM. Ảnh T.Mân

Hạnh phúc khi làm việc ... chỉ để thanh thản

Hàng xóm của tôi có hai ông bà là vợ chồng già về hưu, thật may mắn khi về già, hai người vẫn được sống riêng một căn nhà, các con của họ đều có thu nhập khá, thường xuyên con cháu đến thăm, chơi với ông bà ... Nhưng rồi sau đó về nhà riêng của các cháu, trả lại sự yên tĩnh, niềm vui riêng cho ông bà. Hai vợ chồng ông bà có nếp sống rất đáng mơ ước khi sáng nào, chiều nào cũng cùng nhau đi công viên thư giãn, tối thì thường là ông xem thời sự trên tivi, bà làm việc vặt, hú hí rất hạnh phúc.

Tôi cũng quen không ít người may mắn như vậy do con cái thành đạt, hoặc do đã tích lũy một số tài sản trước đây nên nay về hưu, họ có cuộc sống thanh thản, an nhàn. Hầu hết vẫn thích làm việc nhưng là làm để thanh thản, làm để cho vui, cho khỏe, làm mà chiều chiều được đi tập thể dục, tham gia hội dưỡng sinh, nhóm sinh hoạt, lâu lâu lại rủ nhau đi chùa, đi tham quan đó đây, mua cây kiễng về trồng... chứ không phải bị bắt buộc phải làm việc để trang trải chi phí.

Hai vợ chồng người bạn lớn tuổi ở xóm tôi cũng cho biết, cả hai đều là giảng viên đại học đã về hưu, vậy nhưng họ luôn bận rộn... Nhưng dù anh chị vẫn còn căn hộ Nhà nước cho mượn, nhưng hầu hết thời gian là sống ở nhà người con gái út để giữ- trông cháu. Số là cô này có hai đứa con tầm tuổi mầm non, cô ấy là giáo viên nên phải đi dạy, còn anh chồng cô ấy thì công tác xa nhà.. Rất may là dù lương hưu của hai người này không cao nhưng con cái làm ăn được nên về đời sống vật chất không đến nỗi quá chật vật.

Tôi chưa bao giờ nghe hai người than thở gì về vật chất hay việc trông cháu vất vả... Nhưng tôi biết là lớn tuổi rồi mà phải phụ giữ cháu thì rất mệt vì trẻ con rất nghịch. Hai anh chị chỉ được nghỉ ngơi khi chúng nó đi nhà trẻ, còn khi chúng nó về nhà thì... cứ quấn lấy ông bà suốt. Cô con gái - mẹ của bọn trẻ thì cũng bận soạn bài, bận việc nọ việc kia. Vẫn biết về già được chơi với con cháu là hạnh phúc, niềm vui... nhưng phải giữ cháu thì mệt mỏi thật.

Nỗi niềm của người nhận lương hưu quá thấp!

Người lao động làm thủ tục nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19 . Ảnh T.Mân

Lương hưu quá thấp buộc phải làm việc tiếp

Tôi đã nghe nhiều người về hưu than là lương hưu quá thấp, rất nhiều người lương hưu chỉ 4- 5 triệu đồng/tháng. Dù Nhà nước đã quy định lương đóng BHXH là tổng thu nhập, nhưng hầu hết các công ty, cơ quan thường chỉ đóng BHXH dựa trên lương căn bản, do vậy mà mức hưởng lương hưu rất thấp. Chúng tôi từng hỏi nhau về những đồng nghiệp của mình là lương hưu khoảng bao nhiêu rồi chúng tôi đoán ra may lắm thì tầm 3 - 5 triệu đồng hoặc hơn chút. Với vật giá hiện nay thì số tiền trên quả là chật vật quá.

Tạp chí Lao động Công đoàn đã có nhiều bài viết tư vấn về mức lương hưu, nay nhắc lại. Theo Điều 54 của Luật BHXH, từ năm 2018 lương hưu tính bằng 45% lương đóng BHXH nếu đủ số năm đóng BHXH (nam 19 năm, nữ 16 năm), nếu dư mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2%. Lấy một ví dụ, giả sử là anh A có 29 năm đóng BHXH, tức là anh ấy được hưởng 45%+ 20% (thêm 10 năm)= 65% mức lương đóng BHXH cũng chỉ không đến 4 triệu đồng/tháng, đó là với trường hợp con đường “sự nghiệp” thuộc dạng thuận lợi (hiếm có) mới dư ra cả chục năm đóng BHXH, chứ còn phần nhiều người về hưu thì họ cũng chỉ vừa đủ năm hưu, hoặc dư vài năm là cùng.

Nếu là công nhân thì với tình trạng đa số chủ doanh nghiệp đóng BHXH cho công nhân trên mức lương căn bản, mà không đóng trên mức thực lãnh thì lương hưu còn thấp nữa.

Một điểm mới của Điều 62 Luật BHXH, cách tính lương hưu cho NLĐ đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 cơ bản là giống Điều 54 chỉ có sự điều chỉnh về thời gian đóng BHXH, cụ thể: Nam đủ 20, nữ 15 năm mới được tính tỷ lệ hưởng là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Để nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% thì lao động nam phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên, còn lao động nữ thì phải đóng từ đủ 30 năm .

Chúng tôi còn được nghe rất nhiều người về hưu thời kỳ trước năm 1995, hầu hết lương hưu của họ chỉ cỡ 3 - 4 triệu đồng/tháng dù họ có thời gian công tác không hề ngắn. Vất vả nhất là những người già bị bệnh, dù được hưởng BHYT miễn phí 100% nhưng do sử dụng thuốc bảo hiểm cấp không đủ đáp ứng điều trị bệnh nên phải mua thêm thuốc bên ngoài rất nhiều tiền.

Một cụ già về hưu than thở với nhà báo: " Gần chục năm nay hầu như tháng nào cũng vào bệnh viện chữa bệnh. Tôi đã về hưu hơn 20 năm, lương hưu khoảng 4 triệu đồng/tháng. Số tiền này dù tiết kiệm mấy cũng không đủ sống, vì vậy con trai mỗi tháng chu cấp thêm cho tôi 1 triệu đồng, chủ yếu để bù vào tiền thuốc. Nhận tiền của con áy náy lắm, nhưng chẳng lẽ đau không uống thuốc”.

Có cụ về hưu khác cũng bị bệnh già than: "Tôi đã nghỉ hưu hơn 30 năm, do tôi có lương hưu thấp, nên nay dù có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng để chữa căn bệnh tiểu đường và gai cột sống, mỗi tháng cũng mất thêm hơn 1,5 triệu đồng mua thuốc bên ngoài. Đành phải nhờ con gái cho, dù nó chẳng dư dả gì. Người viết bài này đã thấy không ít người về hưu vẫn phải làm bảo vệ, chạy xe ôm... vất vả.


Chủ trương rất nhân văn nhưng thực hiện được là rất khó

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm nhiều đến đời sống của người dân, cán bộ và NLĐ nghỉ hưu, đặc biệt những người nghỉ hưu trước năm 1995. Từ năm 2018 đến nay, Chính phủ đã có 3 lần điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của nhiều đối tượng: 6,92% , 7,19% và 7,4%.

Riêng tại TP.HCM, trong tháng 4 năm 2022, có 214.624 người được nhận lương hưu. Trong đó có 32.358 người có mức lương hưu dưới 3 triệu đồng; 31.097 người có mức lương từ trên 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng, chưa bằng… mức lương tối thiểu vùng 1 hiện nay (4,42 triệu đồng/người/tháng); 44.935 người có mức lương từ trên 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; có 34.794 người có mức lương từ trên 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa XII) đã thông qua Nghị quyết 28-NQ/TW về Cải cách chính sách BHXH (gọi tắt là Nghị quyết 28). Nghị quyết 28 đặt ra chỉ tiêu đến năm 2021, 2025 và 2030 tương ứng sẽ có 45%, 55% và 60% số người trên độ tuổi nghỉ hưu được đảm bảo thu nhập tối thiểu đủ sống không phải lệ thuộc vào gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, để Nghị quyết 28 đi vào hiện thực là điều không hề dễ dàng, bởi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chỉ đóng BHXH cho NLĐ bằng tiền lương cơ bản hoặc cao hơn so với lương tối thiểu vùng một chút, nên lương hưu của NLĐ sẽ thấp là điều dễ hiểu.

Ngày ấy - bây giờ của gia đình có gần một thập kỷ sử dụng xe Suzuki Ngày ấy - bây giờ của gia đình có gần một thập kỷ sử dụng xe Suzuki

XL7 đem đến sự hài lòng cho những khách hàng đã sở hữu xe bằng khả năng vận hành bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu ...

Công đoàn thương lượng giá trị bữa ăn ca thấp nhất là 18.000 đồng/suất Công đoàn thương lượng giá trị bữa ăn ca thấp nhất là 18.000 đồng/suất

Ngày 18/1/2022, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có Kết luận số 03/KL-BCH về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày ...

Tăng lương tối thiểu vùng: Niềm vui xen lẫn băn khoăn Tăng lương tối thiểu vùng: Niềm vui xen lẫn băn khoăn

Thời gian qua, thông tin Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng nhận được nhiều sự quan ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm