![]() |
Đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang. |
Trong 6 tháng đầu năm 2020, đại dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó vấn đề lao động, việc làm có liên quan trực tiếp đến tổ chức Công đoàn.
Hiện toàn tỉnh có gần 22.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập, trong đó khoảng 18.000 lao động bị giảm giờ làm hoặc bố trí làm việc luân phiên, gần 4.000 công nhân bị ngừng việc hoặc tạm hoãn hợp HĐLĐ, không được tham gia các loại bảo hiểm; gần 1.000 lao động bị chấm dứt HĐLĐ và khoảng 3.100 công nhân tại các doanh nghiệp có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu vùng. Riêng về tổ chức Công đoàn, số lượng đoàn viên bị sụt giảm nhiều, thu kinh phí và đoàn phí công đoàn đạt thấp, một số chỉ tiêu nhiệm vụ công tác công đoàn bị ngưng trệ.
Mặc dù Chính phủ đã có giải pháp hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch, tuy nhiên theo đánh giá từ nay đến cuối năm 2020, việc ảnh hưởng của dịch vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài, việc duy trì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của một bộ phận không nhỏ người lao động (NLĐ). Đồng thời có thể phát sinh những diễn biến phức tạp trong quan hệ lao động, nhất là dịp cuối năm.
Theo đồng chí Trương Văn Chiêm, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Long Xuyên cho rằng: Bức tranh về lao động, việc làm trên địa bàn thành phố tiếp tục khó khăn.
![]() |
Đồng chí Tô Minh Lắm, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh trao quà hỗ trợ công nhân lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. |
Đồng chí Tô Minh Lắm, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh cũng cho biết: Tình hình lao động, việc làm tại các Khu Công nghiệp tỉnh vô cùng phức tạp và sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong thời gian tới; đặc biệt các doanh nghiệp thuộc ngành thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, lượng tồn kho rất lớn, xuất khẩu chỉ đạt khoảng 10% so với trước đây, khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới. Nhiều doanh nghiệp tạm hoãn HĐLĐ, trong đó có Công ty An Giang Samho đã tạm hoãn HĐLĐ cho 1.610/6.000 lao động… Tuy nhiên, đến nay tình hình công nhân lao động vẫn ổn định, không xảy ra trường hợp khiếu nại, đình công.
Kết quả này do Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh đã tăng cường phối hợp các ngành tuyên truyền, chăm lo cho đoàn viên, NLĐ, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh; ngoài ra động viên hỗ trợ, đồng hành, chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Thời gian tới, để tiếp tục ổn định tình hình, đồng chí Tô Minh Lắm đề nghị: LĐLĐ tỉnh tiếp tục đề xuất cấp có thẩm quyền mở rộng đối tượng được chăm lo từ nguồn kinh phí công đoàn; đề xuất Tổng Liên đoàn tiếp tục hỗ trợ cho NLĐ có thu nhập cao hơn 1.490.000 đồng và thời gian xét khó khăn tăng lên (vì trong tháng 6, 7 nhiều NLĐ vẫn tiếp tục gặp khó khăn). Hỗ trợ thêm cho NLĐ bị hoãn việc làm, mất việc làm (đối tượng này không được hưởng các chế độ BHXH, BHYT) do vậy đề nghị LĐLĐ tỉnh xuất kinh phí công đoàn để hỗ trợ đóng BHYT cho NLĐ. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị với Chính phủ mở rộng các điều kiện cho doanh nghiệp được hưởng gói hỗ trợ (từ điều kiện doanh nghiệp không có khả năng trả lương tăng lên có 50% khả năng trả lương, đơn giản hóa thủ tục vay vốn để trả lương cho NLĐ); đơn giản hóa quy định hồ sơ hưởng trợ cấp cho NLĐ (bắt buộc phải ký tên từng NLĐ, thay bằng chỉ cần doanh nghiệp và công đoàn ký xác nhận).
Đồng thời đề nghị tỉnh có nhiều giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đơn giản hóa các thủ tục, tìm kiếm các đối tác trong nước để mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hài hòa, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thu hút lao động trở về địa phương làm việc...
![]() |
Đồng chí Đỗ Kim Yến, Chủ tịch CĐCS Công ty CP Phát triển Du lịch An Giang phát biểu chia sẻ tại Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh lần thứ VII. |
Bên cạnh đó, về phía CĐCS Công ty CP Phát triển Du lịch An Giang, đồng chí Đỗ Kim Yến, Chủ tịch CĐCS công ty cũng có nhiều chia sẻ: Thời điểm hiện nay, mặc dù ngành du lịch đang phục hồi nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, số lượng du khách đến tham quan tại các điểm du lịch sụt giảm rất nhiều. Về phía công đoàn, Ban Chấp hành đã xin ý kiến doanh nghiệp cho thực hiện việc bán hàng online, làm việc với các ngân hàng để giới thiệu cho NLĐ vay vốn cải thiện thu nhập, điều kiện sống cùng với sự quan tâm thăm hỏi của LĐLĐ tỉnh. Đồng chí Yến chia sẻ thêm: “Nhờ đó mà người lao động đã đồng cảm với tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, nay đã có 30 NLĐ viết đơn xin gia nhập tổ chức Công đoàn”.
![]() |
LĐLĐ tỉnh An Giang cũng tiến hành bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh (nhiệm kỳ 2018-2023). Ảnh: LT |
Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018 - 2023), đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: Để hoàn thành mục tiêu kép - đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, cũng như chủ đề năm “Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở”, đề nghị các cấp công đoàn trong tỉnh tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi đoàn viên, NLĐ, trong đó tiếp tục triển khai thực hiện gói hỗ trợ từ nguồn tài chính công đoàn theo Quyết định số 643 của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Kế hoạch 27 của LĐLĐ tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Đồng thời, tham gia giám sát việc hỗ trợ NLĐ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ theo quy định; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Ngoài ra, tích cực huy động nguồn lực xã hội, ưu tiên cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm lo, hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, NLĐ, giúp ổn định việc làm, thu nhập và đời sống; chủ động phối hợp chặt chẽ với các đối tác thực hiện chương trình phúc lợi ưu đãi để mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, NLĐ.
![]() |
Tại Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh lần thứ VII, đồng chí Nguyễn Thiện Phú trao cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho các đơn vị xuất sắc. Ảnh: LT |
Bên cạnh đó, cập nhật, đánh giá chính xác tình hình mất việc, giãn việc, giảm thu nhập, tăng cường nắm tình hình quan hệ lao động, đặc biệt là thời điểm cuối năm 2020. Tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể dự báo, đánh giá tình hình và có giải pháp ổn định tình hình quan hệ lao động, cố gắng không để xảy ra tình trạng đình công, ngừng việc tại các doanh nghiệp.
Tập trung cho công tác thương lượng, đối thoại để giải quyết các vấn đề bức xúc của NLĐ; tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền có giải pháp đảm bảo các chế độ chính sách phù hợp với NLĐ và tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhất là dịp Tết Tân Sửu 2021; dự kiến sẽ trợ giúp khó khăn và mua bảo hiểm y tế cho NLĐ bị ảnh hưởng.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 24/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 15,6 triệu, hơn 635 ... |
![]() Vụ việc người phụ nữ để con trẻ động chạm phần nhạy cảm đang gây bức xúc dư luận. Đáng nói, hình ảnh lan truyền ... |
![]() Việt Nam có 4 nhà sản xuất vắc-xin trong nước và bước đầu đã cho thấy kết quả khả quan. |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
