![]() |
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với 149 công nhân được VMEP. Ảnh: Minh họa |
Khổ nhất là các công nhân làm việc tại khu vực phun sơn và pha hóa chất dung môi, khi sức khỏe yếu, bị mất việc cũng là lúc bệnh tật “ghé thăm” khiến sức khỏe và tâm lý của các công nhân ngày càng khủng hoảng trầm trọng.
Chú Nguyễn Ngọc H (53 tuổi), là công nhân Công ty (VMEP) Chú H làm ở xưởng sơn (phòng HPT), chuyên phun sơn cho các linh kiện nhựa cho biết: “Chú làm ở công ty VMEP từ năm 2002 đến nay đã 17 năm. Năm nay chú 53 tuổi, công việc của chú làm ở xưởng sơn cũng rất độc hại, khi trước chú khỏe thì chưa ảnh hưởng mấy, mấy năm nay chú hay phải đi khám bệnh về hô hấp. Tháng trước chú bị ho nhiều, chú đi khám thì phát hiện mình bị bệnh viêm đường hô hấp và lao cột sống, bây giờ công ty lại cho nghỉ việc, tuổi chú cũng cao, sức khỏe cũng kém đi nhiều nên rất khó tìm việc làm. Môi trường chú làm việc rất ô nhiễm, từ hóa chất, tiếng ồn, bụi... đến nay mới phát ra thì lại bị cho nghỉ việc. Giờ các chú tuổi cao các công ty không ai nhận, mấy bạn của chú người thì đi xe ôm, người đi làm phụ hồ khổ lắm”.
![]() |
Chú H công nhân công ty VMEP. Ảnh: T.H |
Anh C cũng bị công ty cho nghỉ việc cùng đợt chú H cho biết: “Tổ anh chuyên phun sơn, cả tổ có 26/28 người bị cho nghỉ đợt này. Ngày 10/10 công ty gọi bọn anh lên và đưa quyết định nghỉ việc với lý do “Thay đổi cơ cấu công nghệ”, bọn anh rất bất ngờ và không ai ký vào quyết định. Năm hết tết đến rồi, các công nhân đều cố làm hết năm để nhận tiền thưởng tết, nên cũng khó xin việc. Tổ anh chuyên phun sơn, tiếp xúc với các dung môi hóa chất nhiều nên sức khỏe của các anh em trong tổ cũng ảnh hưởng. Tháng nào tổ anh cũng có người xin nghỉ ốm đi khám bệnh. Nhất là những ngày phải tăng ca, nơi làm việc thì chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chuyện đau đầu, khó thở, tức ngực, khó chịu trong người là điều bình thường hay xảy ra. Biết là độc hại nhưng mình là công nhân thì họ phân công việc gì thì mình phải làm công việc đó em ạ”.
Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Văn Khiêm Bệnh viện Phổi TW cho biết: “Các công nhân làm việc trong môi trường phun sơn chắc chắn là có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ hóa chất ở môi trường công nhân làm việc, thời gian tiếp xúc trong ngày (một ngày làm bao nhiêu tiếng). Khi làm việc trong môi trường có hóa chất bốc hơi, các công nhân cần đi khám định kỳ 2 lần/năm hoặc khi có các biểu hiện bất thường để được điều trị kịp thời”.
Theo chia sẻ của chú H và các công nhân cho biết thì hàng năm công ty cũng tổ chức khám sức khỏe định kỳ nhưng chỉ mang tính chất cho có, các công nhân cũng không được xem kết quả khám.
Khi pha sơn thì phải có dung môi, trước tiên phải khẳng định không có dung môi nào “an toàn”. Tất cả các dung môi tự nhiên hay tổng hợp đều độc, dù tồn tại dưới thể lỏng hay thể khí. Dung môi cũng có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi (là hệ thần kinh chỉ đạo từ cột sống ra các chi). Các triệu chứng do tổn thương hệ thần kinh ngoại vi có thể gồm: run, ngứa tứ chi, yếu, mệt, liệt.
Ngoài tác hại tới hệ thần kinh, nếu tiếp xúc nhiều với Dung môi mà không được bảo hộ cẩn thận thì còn rất nhiều tác hại và nguy hiểm khác. Bác sĩ Khiêm khuyến cáo các công nhân làm việc trong môi trường có hóa chất bốc hơi như xưởng phun sơn, pha hóa chất dung môi, vệ sinh máy cần ý thức cao trong việc tuân thủ bảo hộ lao động khi làm việc.
![]() Phản hồi về việc “chưa cung cấp được đầy đủ hợp đồng lao động (HĐLĐ) để có căn cứ truy đóng BHXH đối với thời ... |
![]() Hiện nay, ung thư là bệnh khó phát hiện nhất, và kết quả điều trị hiệu quả rất thấp. Trong đó ung thư phổi được ... |
![]() Bệnh phổi tắc nghẽn là một bệnh lý mãn tính, đời sống của người bệnh cũng khổ trăm bề. Các bác sĩ cho biết, nguyên ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
