Người lao động

Người mẹ đặc biệt của chú sư tử "Trump” tại Vườn thú Hà Nội

Trường Hùng
Tác giả: Trường Hùng
Sớm mồ côi mẹ, lại không thể sống gần cha, chú sư tử "Trump" vốn dĩ không thể sống tiếp nếu không có sự cưu mang tận tình của các công nhân Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình, Hà Nội). Trong số đó, có một người phụ nữ đặc biệt, được mọi người yêu mến gọi là “người mẹ thứ hai” của chú sư tử này.
nguoi me dac biet cua chu su tu trump tai vuon thu ha noi
Hai mẹ con chị Ngọc thực hiện nghi lễ "chào hỏi" nhau

Với dáng người mảnh dẻ, khuôn mặt hiền hậu, ít ai nghĩ rằng chị Trần Thị Ngọc (44 tuổi, Q. Ba Đình), công nhân Tổ Thú dữ, Vườn thú Hà Nội lại là người chăm sóc thú dữ và đặc biệt hơn chị lại được coi như “Người mẹ thứ hai” của chúa tể sơn lâm có cái tên rất Tổng thống Mỹ là "Donald Trump".

“Trump ơi, ra đây con!”

Theo như lịch đã hẹn, tôi tìm gặp chị Ngọc ở khu vực nguy hiểm bậc nhất sở thú – khu vực nuôi nhốt thú dữ (hổ, gấu, sư tử...). Trước đó để vào khu vực “ngoại bất nhập” này, tôi đã phải báo với đơn vị quản lý một tuần và khi may mắn được vào đây để tác nghiệp, bên cạnh tôi luôn có một nam công nhân đi kèm và anh luôn nhắc tôi “phải giữ khoảng cách an toàn với chấn song chuồng thú ít nhất 1m”.

Như thường lệ mọi ngày, chị Ngọc bắt đầu công việc dọn vệ sinh tại chuồng thú vào lúc 7h45 sáng. Trước khi tiến hành công việc này, chị Ngọc luôn có một việc cần phải làm đầu tiên, đó là chào hỏi đứa con thân yêu của mình – Trump, rồi mới có thể yên tâm làm việc.

Mục sở thị giây phút kỳ diệu đó, từ ngoài cổng ngoặt trái vào, tôi thấy chị Ngọc đứng thẳng, hai chân khép hình chữ “V”, tay phải nắm chặt vào chấn song, tay trái đặt hờ trên thành song, đôi mắt chị nhìn xa xăm về phía ô cửa thông giữa chuồng thú và khu triển lãm, chị cất tiếng gọi: “Trump ơi, ra đây con!”.

Nghe tiếng, đứa bé nặng hơn 100kg, bờm dài 10 phân, thấy có đối tượng lạ (là tôi) cứ chần chừ đưa mũi hơ hơ trước cửa một lúc, sau khi cảm thấy không bị đe dọa nó mới lũn cũn chạy về phía chị Ngọc, dụi đầu thật mạnh vào chấn song để được chị xoa đầu, xoa mũi và vuốt bờm. Sau gần 10 phút chào hỏi nặng tình nặng nghĩa như vậy, chị Ngọc mới có thể an tâm ngồi xuống tiếp chuyện với phóng viên về chú sư tử được sinh ra đầu tiên tại sở thú này.

Chị Ngọc kể: “Tôi vẫn nhớ như in, khi ấy vào lúc 17h, ngày 4/1/2018, sau tiếng rống dữ dội của sư tử mẹ, Trump chào đời, người bạn ấy khi đó bết máu, xung quanh toàn là nước ối”. Sinh Trump được 2 ngày, sư tử mẹ thôi không cho con bú, nhận thấy nguy cơ sư tử con có thể bị chết vì đói, lãnh đạo vườn thú đã quyết định tách Trump khỏi mẹ để nuôi hoàn toàn.

Lúc đó, chị Ngọc là một trong bốn người (trong đó có 3 bác sỹ thú y) trực tiếp chăm sóc Trump, “Tách ra khỏi mẹ, Trump được chuyển lên phòng thú y để chăm sóc đặc biệt. Trời hôm ấy rất lạnh, chúng tôi phải trải mấy lớp chăn để bạn ấy nằm, cứ cách 2-3 tiếng lại cho Trump uống sữa (sữa hộp) một lần”, chị Ngọc hồi tưởng lại.

Trump sinh được một tuần, sư tử mẹ chết do bị ốm và mất máu quá nhiều, nên từ đó cho tới khi Trump ra chuồng (3 tháng), “Chị Ngọc giống như một người mẹ thứ 2, sư tử mẹ khi còn sống chăm sóc con như thế nào thì chị Ngọc cũng làm như thế, nuôi Trump y như chăm bẵm đứa con thơ của mình”, anh Nguyễn Quang Phúc, Tổ trưởng Tổ Thú dữ chia sẻ.

“Ọc, ọc, ọc…” có nghĩa là “Ngọc ơi!”

Trong khoảng thời gian này, ngoài ca chính (sáng từ 7h45-11h, chiều từ 13h30-16h30), để chăm sóc Trump chị Ngọc phải tăng ca đến 21h. Quá trình chăm sóc Trump chị Ngọc nhận thấy, Trump cũng có những giai đoạn của một đứa trẻ sơ sinh: giai đoạn uống sữa, giai đoạn mọc răng, giai đoạn ăn dặm.

nguoi me dac biet cua chu su tu trump tai vuon thu ha noi
Chị Ngọc ghi nhật ký về những ngày đầu chăm sóc Trump (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Bắt đầu uống sữa Trump cũng bị sặc như trẻ con nên khi cho uống chị Ngọc phải rất khéo, hơn nữa sữa phải được pha đúng tỷ lệ và nước pha phải đủ độ ấm. Uống sữa xong rồi, chị Ngọc phải làm thay sư tử mẹ kích thích hệ tiêu hóa của Trump bằng việc dùng ngón tay mát xa lên phần hậu môn, trước đó để làm việc này sư tử mẹ thường liếm phần hậu môn cho con, mà đây là việc mà Trump không thể tự làm được.

Hoặc cũng có khi vì uống sữa quá nhiều nên khiến Trump bị táo bón, lúc này chị Ngọc và các bác sỹ phải thụt phân giúp Trump, “Đợi mãi 8 tiếng mà Trump vẫn chưa đi ngoài được thì mọi người cũng lo lắng”, chị Ngọc chia sẻ.

nguoi me dac biet cua chu su tu trump tai vuon thu ha noi
Dòng nhật ký của chị Ngọc ghi lại sự việc Trump bị sốt vào ngày 19/3/2018 (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Qua giai đoạn uống sữa, Trump chuyển sang tập ăn dặm theo chỉ định của bác sỹ. Để Trump quen dần với việc ăn này, chị Ngọc băm thịt thật nhỏ và cho Trump ăn ít một, sau dần dần thái miếng cho đến khi Trump có thể tự ăn thì chỉ để cả tảng.

Nhớ lại quãng thời gian ấy, chị Ngọc cho biết không chỉ riêng bản thân chị mà mọi người cũng rất vất vả, còn về phía chị sự vất vả không chỉ đến từ tính chất công việc mà còn đến từ gia đình, bởi lúc này chị cũng đang có con nhỏ. Nhưng “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, mối quan hệ giữa chị và Trump không chỉ dừng lại ở người chăm sóc thú và thú nuôi, nó dần trở thành một mối quan hệ khăng khít hơn, đó là tình mẫu tử.

Một hôm đến giờ ngủ, tôi nhốt Trump vào trong phòng riêng của bạn ấy để ra ngoài, nhưng do bạn ấy thích gần mình nên muốn ra ngoài cùng chơi, thấy vậy tôi cho Trump ra ngoài chơi và ngồi ngay cạnh để canh Trump. Chơi chán thì Trump nằm ngủ cạnh chân tôi, lúc ấy tôi có khách nên phải đứng dậy, thấy động Trump liền mở mắt, khi thấy tôi di chuyển thì bạn ấy cũng lũn cũn chạy theo và kêu như kiểu gọi mẹ, nhưng tiếng gọi nó cứ ‘ọc, ọc’. Tôi thì lại tên là Ngọc, nên khi nghe Trump kêu ‘ọc, ọc’ như vậy tôi liền hiểu ngay bạn ấy đang gọi tên mình, phút giây ấy trong lòng tôi dâng trào một cảm giác xúc động, tôi cảm thấy mình dường như đã là mẹ của bạn ấy và bạn ấy thì như là con mình vậy, chị Ngọc xúc động kể.

nguoi me dac biet cua chu su tu trump tai vuon thu ha noi Những chiếc HCV trong thầm lặng

Ước mơ giản dị với sân đấu ngập tràn khán giả và lá cờ tổ quốc là động lực to lớn cho đội tuyển nữ ...

nguoi me dac biet cua chu su tu trump tai vuon thu ha noi Giả làm “ăn xin mặt đen” để câu like, hai thanh niên ở Hải Dương bị bắt

Chỉ vì mục đích câu like trên mạng xã hội, hai thanh niên ở huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã đóng giả làm “ăn xin ...

nguoi me dac biet cua chu su tu trump tai vuon thu ha noi Nam công nhân vườn thú xúc động kể chuyện tình của đôi sư tử “Nam - Phi”

“Nam là tên sư tử đực, còn Phi là tên sư tử cái, đôi sư tử này được đưa về từ đất nước Nam Phi, ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm