![]() |
Người lao động lo âu khi có con em tham gia kì thi tốt nghiệp THPT, đại học sắp đến. |
Nhận được thông tin về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và đại học, cô Nguyễn Thị Hà (Nhân viên Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) không khỏi lo lắng vì con gái lớn của cô đang bước vào những ngày ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi.
Như các năm, thời điểm tháng 3, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có phương án để các học sinh khối lớp 12 có hướng ôn tập. Tuy nhiên năm nay vì tình hình dịch bệnh, phương án tuyển sinh mới không nằm trong 2 “kịch bản” mà Bộ từng dự kiến khiến nhiều em học sinh áp lực hơn.
“Thời gian nghỉ vì dịch bệnh, con tôi học online. Tuy nhiên, nhiều nội dung cháu vẫn than là không thể nắm bắt được. Trở lại trường học, với thời gian nghỉ học dài, làm sao để con vừa nhớ kiến thức cũ vừa nắm vững kiến thức mới chuẩn bị cho kì thi. Bây giờ, Bộ thay đổi quy chế khiến cháu rất lo lắng. Làm mẹ, tôi cũng không yên được. Nếu như tổ chức thi chỉ xét tốt nghiệp, vậy thi đại học về các trường thì bộ đề mẫu, hay cách thức sẽ như thế nào?”, cô Hà thắc mắc.
Đối với những em học sinh lớp 12, với việc phải vượt qua 2 kì thi sắp tới để chạm tay vào cánh cổng đại học không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh thời gian vừa qua chỉ tiếp nhận kiến thức bằng việc học online. Em Lê Nguyễn Hạ Vi (Lớp 12 Trường THPT Võ Chí Công, Đà Nẵng) chia sẻ: “Bộ Giáo dục - Đào tạo mong muốn giảm áp lực cho học sinh khối 12 như mọi năm, chỉ cần tham dự 1 kì thi để xét kết quả thì nay, chúng em phải tham gia đến 2 kì thi: tốt nghiệp THPT theo đề của Bộ Giáo dục - Đào tạo và thi tiếp đại học theo yêu cầu tuyển sinh của từng trường. Thời gian chúng em dành ra ôn tập cho 2 kì thi quá gấp rút, thật sự là em và nhiều bạn rất lo sợ”.
Không chỉ vậy, với việc kì thi đại học được chuyển về các trường tuyển sinh, nhiều khả năng các thí sinh sẽ phải di chuyển về các thành phố để tham dự. Dự tuyển trường nào, phải thi, tham gia xét tuyển theo cách của trường đó. Như vậy, với nhiều bậc phụ huynh là người lao động khó khăn thì đây cũng là thách thức không nhỏ.
Chị Trần Thị Lành (công nhân Công ty giày Rieker Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam) chia sẻ: “Lực học của bé Nguyên (con chị Lành) cũng khá, cháu nhiều lần chia sẻ với tôi là rất mong muốn đăng kí nguyện vọng vào trường ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng mong con được thử sức mình ở kì thi này. Tuy nhiên, thật sự thì tình hình kinh tế của gia đình bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh, nếu thời gian tới con đi xa để thi, tiết kiệm một khoản tiền cho chuyến đi cũng là khá lớn với gia đình tôi lúc này”.
Trao đổi về vấn đề này, TS. Trần Đình Khôi Quốc, Trưởng ban Đào tạo Đại học Đà Nẵng cho biết, để không gây xáo trộn, ảnh hưởng tâm lý cho thí sinh, tránh tốn kém cho gia đình và xã hội, Đại học Đà Nẵng không có chủ trương tổ chức một kỳ thi riêng trong mùa tuyển sinh năm 2020. Trên cơ sở họp bàn với các trường thành viên, Đại học Đà Nẵng đã chốt lại phương án tuyển sinh với phương thức xét tuyển.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 24/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,7 triệu người nhiễm virus ... |
![]() Ngày 23/4, mặc dù đã có quy định hoạt động trở lại, thế nhưng tại nhiều bến xe của thành phố Hà Nội, các xe ... |
![]() Việc CDC Hà Nội mua hệ thống realtime PCR khoảng 7 tỷ đồng. Trong khi, một số nhà thầu cung cấp thiết bị này khoảng… ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
