![]() |
Người lao động tìm hiểu chính sách BHXH, BHTN tại Cơ quan BHXH TP. HCM trước mùa dịch Covid-19. Ảnh: Báo Nhân dân |
Theo số liệu của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2021, cả nước có hơn 700.000 người hưởng BHXH một lần, tăng 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.
Người lao động hưởng BHXH một lần có thể đối mặt với những hệ luỵ như: Tự tước đi quyền lợi liên quan đến khám, chữa bệnh theo Bảo hiểm y tế (BHYT), mất cơ hội hưởng lương hưu khi về già, không được hưởng chế độ tử tuất, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình hiện tại và tương lai cũng như chính sách an sinh xã hội chung.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu công đoàn các cấp phối hợp với BHXH đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nói chung, BHXH một lần nói riêng, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho đoàn viên công đoàn và người lao động.
Đi sâu tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xác định nhóm đoàn viên, người lao động có nhu cầu hưởng BHXH một lần để tuyên truyền, vận động, giải thích về những hệ lụy của việc hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần.
![]() |
Tình trạng số người hưởng BHXH một lần có xu hướng gia tăng. |
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Tăng cường xã hội hóa các nguồn lực, tìm kiếm các đối tác tín dụng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người lao động, nhất là người lao động có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt, tiếp tục đồng hành với người sử dụng lao động trong sản xuất, kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động của tổ chức Công đoàn. Chú trọng các hoạt động bảo vệ và duy trì việc làm bền vững cho người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị các cấp công đoàn tăng cường công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền BHXH, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và người lao động để người lao động an tâm, tiếp tục tham gia, gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH.
![]() Trong khi người lao động đang giành giật sự sống do bị nhiễm độc thiếc tại nhà máy, Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam ... |
![]() Sau phản ánh của Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn qua loạt bài “Nữ công nhân mắc bệnh hiểm nghèo mòn mỏi ... |
![]() Lương hưu là phần đảm bảo thu nhập cho NLĐ khi về già. Song, do tác động đại dịch Covid-19, nhiều NLĐ tham gia BHXH ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
