![]() |
Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi về vụ việc |
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, người lao động hiện nay nhìn chung kiến thức về kinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ khá tốt nhưng cái thiết thân với họ như kiến thức về pháp luật thì lại không nắm chắc.
Trong khi người sử dụng lao động do có điều kiện tốt hơn nên phần lớn am hiểu về vấn đề này, hơn nữa trong trường hợp xảy ra tranh chấp với người lao động họ còn thuê luật sư để tư vấn, bảo vệ lợi ích của bản thân. Do đó, khi không am hiểu kiến thức về pháp luật, lại không có sự hỗ trợ pháp lý của các cơ quan có thẩm quyền (tổ chức công đoàn,...) thì công nhân không thấy được quyền và trách nhiệm của bản thân, dẫn đến phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và khó khăn về sau.
Trước tiên, khi giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, họ không hiểu rằng mối quan hệ này là bình đẳng, họ có quyền được mặc cả tiền lương sao cho phù hợp với thời gian làm việc và điều kiện lao động, dẫn đến việc phải đối mặt với những thảo thuận, những hành động của doanh nghiệp gây bất lợi cho bản thân.
Bên cạnh đó, nếu xảy ra ranh chấp với doanh nghiệp nhất là khi khởi kiện, người lao động không biết đấu tranh và thậm chí không biết khởi kiện như thế nào, dẫn tới việc chấp nhận những hành động áp đặt của doanh nghiệp gây bất lợi cho bản thân. Kể cả trong trường hợp biết khởi kiện rồi nhưng vì những thỏa thuận, những mặc cả, những hành động trước đó với người sử dụng lao động tồn tại bất lợi nên khi đưa ra các cơ quan giải quyết tố tụng họ sẽ chịu thiệt thòi vì không đưa ra được các chứng cứ, những tài liệu chứng minh những kiến nghị, khiếu nại của mình là đúng cho các cơ quan có thẩm quyền – mà các cơ quan này như Tòa án xét xử dựa trên lập luận và các chứng cứ mà các bên đưa ra.
![]() |
Công nhân tập trung trước cổng VMEP phản đối quyết định chấm dứt hợp đồng |
Do đó, trong trường hợp này, tổ chức công đoàn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tư vấn, định hướng và bênh vực quyền lợi cho người lao động. Điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 10, Luật Công đoàn 2012:
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
Cũng theo luật này, người lao động và tập thể người lao động sẽ “Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn” (Khoản 4, Điều 18). Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Quảng cho biết, hiện nay trong hầu hết các công đoàn đều có thành lập hệ thống tư vấn pháp luật, ở Hà Nội thì có Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội (số 3 Chu Văn An, P. Yết Kiêu, Q. Hà Đông).
“Đây là một đơn vị hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm qua, do đó khi xảy ra tranh chấp với doanh nghiệp, công nhân có thể đến trung tâm này để được hỗ trợ tư vấn pháp lý. Thậm chí trong trường hợp công nhân khởi kiện còn được trung tâm cử cán bộ tham gia tố tụng tại các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi”, ông Quảng chia sẻ.
Trước đó, vào ngày 10/10, Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam (VMEP) đột nhiên ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với 149 công nhân đang làm việc tại Chi nhánh Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP. Bất ngờ trước quyết định này, các công nhân trong vụ việc đã tập trung hơn 1 tháng trước cổng VMEP để phản đối quyết định.
Trong quá trình tìm hiểu vụ việc này, phóng viên được chủ tịch công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và các công nhân cho biết họ không am hiểu nhiều về kiến thức pháp luật nên trong nhiều trường hợp họ bị VMEP dẫn dắt theo hướng giải quyết có lợi cho công ty, gây bất lợi cho họ.
![]() Chờ đợi sổ hồng từ phía nhà đầu tư từ lúc mới lấy nhau cho tới khi đứa con đầu lòng đi học mẫu giáo ... |
![]() Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn về kết quả điều tra bổ sung vụ công nhân Golden Victory ngộ ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
