Nghệ sĩ hơn 30 năm làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TP. HCM
Người lao động

Nghệ sĩ hơn 30 năm làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TP. HCM

Ngọc Huyền
Tác giả: Ngọc Huyền
Từ một chàng họa sĩ trẻ có niềm đam mê hội họa mãnh liệt, ông Trương Tấn Viễn (59 tuổi) nay đã trở thành một “nghệ sĩ” xé quần jean nổi tiếng tại Sài Gòn. Với ông Viễn, mỗi chiếc quần là một tác phẩm nghệ thuật mà ông dành thời gian và toàn bộ tâm huyết để trau chuốt.

Khoảng 3 đến 6 giờ chiều, đi qua con đường Hồ Xuân Hương, Quận 3, TP. HCM bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một người đàn ông tuổi đã cao, có phong cách ăn mặc “bụi bặm” đang cẩn thận “xé” từng chiếc quần jean.

Người đó là ông Trương Tấn Viễn. Gian hàng của ông đơn giản, chỉ vỏn vẹn vài chiếc quần jeans được treo gọn gàng trên tường làm mẫu. Ông Viễn ngồi trên chiếc ghế nhỏ, cặm cụi làm việc.

Hơn 30 năm qua, tại địa điểm này, ông Viễn đã đón tiếp không biết bao nhiêu khách hàng.

Nghệ sĩ hơn 30 làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TP. HCM
Nghệ sĩ hơn 30 làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TP. HCM

Nuôi và sống với đam mê

Ngày trẻ ông Viễn rất đam mê nghệ thuật. Ông từng là họa sĩ nghiệp dư với những chủ đề chân dung, phong cảnh, song vì thu nhập thấp không đủ để trang trải cuộc sống nên ông quyết định tìm thêm một nghề phụ. Bằng số vốn ít ỏi, ông bắt đầu nhập quần jeans về bán.

Hằng ngày bán quần jeans, dọn đồ ra vào liên tục khiến ông Viễn bỗng nhớ lại những ngày còn trẻ. Hồi đó, ông rất thích xem ca nhạc và ấn tượng bởi phong cách ăn mặc của những nghệ sỹ nhạc rock. Họ mặc những chiếc quần jeans xé rất phong cách. Ông nảy ra ý tưởng làm mới những chiếc quần jean mình đang bán bằng cách “xé” chúng.

Mẹ của ông Viễn là thợ may, cộng thêm việc có năng khiếu hội họa từ bé, việc bố trí mảng miếng cho những chiếc quần jeans xé với “nhà thiết kế” này không quá khó.

Thế nhưng, những ngày khởi đầu với ông Viễn lại chẳng mấy dễ dàng.

“Hồi đầu không có ai đem quần đến cho tôi xé nhưng mà tôi không vì thế mà nản. Tôi cứ bán hàng rồi tự xé những chiếc quần mà mình bán. Sau này, có một vài khách thấy những chiếc quần của mình mới lạ, họ ấn tượng rồi mua chúng. Tôi cứ xé chiếc nào, khách mua chiếc đó nên tôi có động lực làm tiếp. Sau này, khi họ đã biết mình có cái nghề xé quần jeans mới có nhiều người mang quần tới nhờ tôi xé”, ông nói.

Họa sĩ hơn 30 làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TPHCM

Ông Viễn đang chăm chú làm việc - Ảnh: Ngọc Huyền

Sự kiên trì và khả năng sáng tạo đã giúp ông Viễn có được nguồn thu nhập đủ ổn để duy trì cuộc sống. Sau thời gian gắn bó với nghề xé quần jeans, ông Viễn nhận ra nghề này và việc vẽ tranh có nhiều nét tương đồng. Bởi với ông, mỗi chiếc quần giống như một tác phẩm nghệ thuật. Nó cũng đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Chính vì cảm thấy được thỏa mãn niềm đam mê của mình nên ông Viễn đã quyết định theo đuổi công việc này từ đó.

Ông Viễn đúc rút: “Nghề gì cũng vậy, nếu mình không có đam mê thì không thể theo nó lâu được. Nếu mà thu nhập của nó không đủ để mình chi trả cuộc sống thì mình kiếm thêm một cái nghề khác để nuôi dưỡng đam mê của mình. Như tôi bây giờ, vừa bán đồ vừa xé quần. Có hôm khách tới xé quần nhiều, cũng có hôm khách chỉ tới mua đồ. Hai cái đó hỗ trợ lẫn nhau giúp tôi duy trì cuộc sống và nuôi dưỡng đam mê”.

Mỗi vết xé, ông Viễn lấy giá 20 ngàn đồng, từ vết thứ tư trở đi ông sẽ lấy giá thấp hơn. Khách hàng có thể yêu cầu ông xé theo theo hình dạng hay chữ đều được. Hiện tại một ngày ông có thể kiếm từ 200 - 300 ngàn đồng, số tiền đủ để ông trang trải cuộc sống và tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.

Cầm trên tay chiếc quần jean, chỉ bằng hai dụng cụ đơn giản là một con dao rọc giấy và một viên phấn may, chưa đầy 2 phút ông viễn đã xé hoàn thiện một mảng rách nhỏ trên chiếc quần jeans. Đôi tay người đàn ông 30 năm "xé quần" điêu luyện, nhanh thoăn thoắt.

Ông Viễn nói, để xé một chiếc quần jeans có 2 bước chính. Đầu tiên là tìm hiểu phong cách, cá tính khách hàng, vị trí mà họ mong muốn được xé. Bước tiếp theo là xé.

Để đảm bảo làm ra được chiếc quần đúng ý khách hàng ngoài việc tìm hiểu kỹ mong muốn của họ, ông Viễn luôn chọn “vùng an toàn”. Khi quần đã bị xé thì không thể làm lại được. Do vậy lúc nào ông cũng sẽ xé từng mảng nhỏ trước, rồi từ đó làm lớn dần. Điều này giúp ông dễ điều chỉnh. Chính sự tỉ mỉ và chắc chắn đó mà hơn 30 năm nay chưa lần nào ông bị khách phàn nàn, kể cả những người khó tính nhất.

Niềm tự hào của nhà thiết kế đường phố

Suốt hơn 30 năm làm nghề, ông Viễn đã đón tiếp không biết bao lượt khách. Trong đó, có cả những nghệ sỹ nổi tiếng ở Việt Nam như Lâm Hùng, Phương Thanh, Châu Gia Kiệt,... Không chỉ riêng những nghệ sỹ trong nước, nhờ mạng xã hội ông còn được những nghệ sĩ nổi tiếng hay khách nước ngoài từ Mỹ, Tây Ban Nha,... biết và tìm đến.

“Mới năm trước 2022, DJ Justin James tìm đến tận đây để nhờ tôi để xé quần jeans. Khi tôi biết cậu này là người nổi tiếng, tôi vừa vui lại vừa lo. May sao, sau khi sản phẩm hoàn thiện cậu ấy tỏ ra rất thích thú và còn cảm ơn tôi. Việc được người nổi tiếng biết và tìm đến với tôi là một vinh dự rất lớn trong quá trình làm nghề”, ông Viễn vui vẻ khoe.

Họa sĩ hơn 30 làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TPHCM

DJ Justin James khoe chiếc quần jeans vừa được ông Viễn xé

Từ những chiếc quần jeans có giá vài trăm ngàn, ông Viễn có cơ hội được tiếp xúc với những món đồ có giá lên đến hàng chục triệu đồng. Món đồ càng giá trị, càng đòi hỏi người thợ phải hết sức tỉ mỉ. Thế nhưng điều này không thể làm khó ông Viễn.

Bằng kinh nghiệm và sự điêu luyện của mình, nhà thiết kế ấy thành công chinh phục sự hài lòng của khách hàng. Với ông Viễn, đây cũng chính là niềm tự hào trong suốt nhiều năm làm nghề.

“Mình làm tới đâu mình hỏi khách tới đó xem khách đã ưng chưa. Nếu có gì họ chưa thích thì họ sẽ góp ý cho mình điều chỉnh. Người ta mang đồ đến cho mình xé là họ đã tin tưởng vào tay nghề của mình, thế nên mình phải đặc biệt cẩn thận”, ông Viễn nói.

Họa sĩ hơn 30 làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TPHCM

DJ Justin James chụp ảnh kỷ niệm cùng ông Viễn sau khi được ông "thiết kế" lại chiếc quần của mình

Một lần, có vị khách tìm được địa chỉ của ông qua mạng nên gửi quần từ Lâm Đồng xuống nhờ ông Viễn làm. Khi đó ông phải làm việc online với họ. Hồi đó, việc này khá mới mẻ với ông Viễn, ông gặp nhiều khó khăn trong quá trình trao đổi.

Trước đây khách hàng thường mang đồ tới tận nơi rồi ngồi chờ lấy. Cũng có người gửi lại rồi tới lấy sau. Nhưng mà việc được trò chuyện trực tiếp giúp ông dễ hiểu được sở thích và phong cách của khách hàng. Làm việc từ xa đôi lúc khiến hai bên giao tiếp khó khăn hơn. Do vậy, mỗi khi xong công đoạn nào ông đều chụp lại để hỏi ý khách hàng.

“Việc phải giao tiếp online khiến tôi mất nhiều thời gian hơn để hiểu và hoàn thiện sản phẩm theo mong muốn khách. Sau khi tôi làm xong bước nào tôi đều gửi qua để khách hàng góp ý và điều chỉnh. Chiếc áo đó hoàn thiện cũng mất một thời gian khá dài”, ông Viễn nói và cho biết thêm chiếc áo ấy có giá vài chục triệu.

Họa sĩ hơn 30 làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TPHCM

Từ ngày được biết đến nhiều hơn qua mạng xã hội, ông Viễn được rất nhiều bạn trẻ tìm đến và nhờ xé quần Jeans, những "tác phẩm" của ông nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng.

Với ông một người làm nghề xé quần jeans phải biết may vá, biết cách sắp xếp, bố trí mảng miếng, thì mới được gọi là chuyên nghiệp.

Ông Viễn kể ngày xưa dọc đường Hồ Xuân Hương người ta bày bán đồ nhiều lắm, bây giờ họ đã bỏ hay đổi nghề hết, chỉ còn lại ông Viễn và vài thợ may khác vẫn còn bám nghề.

“Khi nào xã hội này không còn quần jeans thì tôi sẽ không còn xé”, ông Viễn nói.

Sáng tạo và trách nhiệm

Ngoài công việc xé quần jean, ông Viễn còn có thêm một sở thích khác là tái chế đồ jean cũ.

Ông mở điện thoại và khoe với tôi những sản phẩm mà ông tâm đắc.

“Tôi không thích mua mà thích tự tay làm mới những món đồ cũ. Nó vừa đẹp mà vừa bảo vệ môi trường. Cái nào mình xài chán thì mình đổi kiểu khác mình vẫn còn xài tiếp được thời gian nữa”.

Từ đôi giày jeans ông tự thiết kế đến chiếc túi đều vô cùng bắt mắt và mới lạ. Ông còn thiết kế riêng cho chiếc bình nước của mình một chiếc túi xách bằng jeans.

Đồ jeans qua tay ông Viễn không bao giờ cũ, bởi ông luôn sáng tạo để làm mới nó mỗi ngày. Ông đặt tình yêu vào từng món đồ đến nỗi không nỡ bỏ đi. Điều đáng quý hơn nữa là người đàn ông ấy luôn mong muốn dùng sự sáng tạo của mình để góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

“Thông qua mạng xã hội nhiều người biết đến tôi hơn và cũng có nhiều người mang đồ đến nhờ tôi làm lại. Khách hàng nào tới đây tôi đều bảo họ có đồ gì cứ mang tới đây tôi sửa lại cho, vừa tiết kiệm tiền mua lại vừa có được món đồ mới xài tiếp”.

Ở độ tuổi gần 60, ông Viễn vẫn còn rất thích học hỏi. Ông chiêm nghiệm: “Nếu chỉ mỗi ý tưởng của mình thì không đủ. Trong quá trình làm việc mình phải học hỏi thêm những ý tưởng mới từ khách hàng. Nó khiến cái sự sáng tạo của mình mới không bao giờ cạn kiệt”.

Cầm trên tay món đồ mới chị L. tấm tắc: “Tôi là một người rất thích bảo vệ môi trường nên thường xuyên tìm hiểu về những sản phẩm tái chế. Biết được chú Viễn qua mạng xã hội là tôi xin địa chỉ để tới liền. Chú làm nhanh mà đẹp lắm. Từ khi biết chú Viễn, tôi không còn bỏ đồ cũ đi nữa. Tôi cũng kêu gọi gia đình bạn bè mang đồ đến cho chú làm. Mình vừa có đồ mới để dùng mà còn hạn chế rác thải ra môi trường.”

Họa sĩ hơn 30 làm nghề xé quần jeans trên vỉa hè TPHCM
Chiếc túi được ông Viễn thiết kế lại từ quần jeans cũ

Đã qua giờ làm việc nhưng ông Viễn vẫn nán lại trò chuyện với tôi. Ông kể về chuyện nghề, chuyện đời của mình. Trong từng lời kể của “nhà thiết kế” đường phố ấy đều chất chứa tình yêu, đam mê dành cho công việc.

Đã từng có lúc ông trăn trở về nghề của mình, nhất là mỗi khi có ai hỏi ông làm nghề gì. Ông thừa nhận đã từng hoài nghi liệu đây có phải một nghề hay không?

Đến nay, ông có thể khẳng định mình đang làm nghề “xé quần jeans” - một công việc nghe mới lạ nhưng lại nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.

Quần jeans mặc dù là một sản phẩm thời trang phổ biến, nhưng theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý môi trường - Năng lượng Pháp (ADEME) năm 2006, chúng đặt ra một loạt các thách thức đối với môi trường từ giai đoạn sản xuất đến khi trở thành rác thải. Vòng đời của chiếc quần jeans đã mở ra một loạt các tác động tiêu cực, đặc biệt là từ quá trình trồng và thu hoạch cây bông vải.

Các cánh đồng bông rộng lớn đã tiêu tốn một lượng nước tưới khổng lồ và sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu, gây nên ảnh hưởng nặng nề đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và tác động độc hại cho sức khỏe con người. Điều đáng chú ý là cánh đồng bông đã làm tăng 20.000 trường hợp tử vong mỗi năm do liên quan đến ngộ độc thuốc trừ sâu. Ngoài ra, điều kiện lao động tại các nhà máy sản xuất cũng gây ra vấn đề sức khỏe cho công nhân, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Cuối cùng, việc giặt quần jeans cũng đóng góp vào việc thải ra môi trường lượng lớn khí carbon, ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Mỗi chiếc quần jeans, sau 4 năm sử dụng, để lại khoảng 416 kg khí carbon trong môi trường.

Với những ảnh hưởng môi trường lớn như vậy, việc kêu gọi mọi người thay đổi thói quen và tái chế lại đồ cũ trở nên càng quan trọng. Thay vì mua sắm quần jeans mới, chúng ta có thể tái chế và tái sử dụng đồng thời hỗ trợ những biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ảnh hưởng của ngành công nghiệp thời trang đối với hành tinh chúng ta.

Những chiến sỹ chiến đấu giữa lòng sông Những chiến sỹ chiến đấu giữa lòng sông

Bất kể đêm hay ngày, trời nắng như thiêu đốt hay mưa giông giá rét, các chiến sỹ lực lượng Phòng cháy chữa cháy và ...

“Cạp đất mà ăn “Cạp đất mà ăn"

“Hồi nhỏ tui hay trốn học ra đồng chơi, bị ông già (cha) bắt được lôi về nhà đánh một trận. Ổng chửi: “Còn nhỏ ...

Những “con ong” trong lòng cống thải Những “con ong” trong lòng cống thải

Mỗi ngày, có hàng chục con người chui xuống dưới lòng cống thành phố Đà Nẵng ngâm mình để xúc, dọn hàng trăm khối bùn ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm