Hậu khai giảng |
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp là nội dung được LĐLĐ tỉnh đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang chủ trì Hội thảo “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp". Ảnh: T.V |
Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 1.800 công đoàn cơ sở với hơn 257 nghìn đoàn viên. Trong đó có 651 công đoàn cơ sở doanh nghiệp, thu hút hơn 206,8 nghìn đoàn viên tham gia. Đã có hơn 87% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở và tổ chức đối thoại định kỳ; 569/651 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn tiến hành thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể, góp phần hạn chế tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, quan hệ lao động trên địa bàn còn diễn biến phức tạp. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN, nợ lương của người lao động. Số doanh nghiệp và số công nhân lao động ngày càng tăng, quan hệ lao động tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp lao động cao. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công không theo trình tự thủ tục pháp luật ở một số doanh nghiệp. Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích người lao động. Sự tham gia của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với việc xây dựng quan hệ lao động và hỗ trợ người lao động ở những nơi chưa có công đoàn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng các cuộc đối thoại, thương lượng tập thể chưa thật sự cao. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật tại doanh nghiệp hạn chế, dẫn đến việc tuân thủ pháp luật của một số chủ sử dụng lao động chưa nghiêm túc. Chế tài xử lý các sai phạm của người sử dụng lao động chưa đủ mạnh để phòng ngừa, răn đe.
![]() |
TS. Phan Thị Thanh Huyền - Trường Đại học Công đoàn trao đổi ý kiến. Ảnh: T.V |
Từ việc nghiên cứu thực trạng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trên địa bàn tỉnh, TS. Phan Thị Thanh Huyền - Phó trưởng Khoa Quan hệ Lao động và Công đoàn, Trường Đại học Công đoàn kiến nghị: "Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho việc xây dựng thỏa ước, bổ sung quy định chi tiết hơn về thỏa ước của nhóm doanh nghiệp; xây dựng quy trình thương lượng, ký kết riêng với doanh nghiệp sau khi có cuộc đình công diễn ra. Bổ sung chế tài nếu các bên không tuân thủ nguyên tắc thương lượng và ký kết thỏa ước".
Đồng chí Nguyễn Văn Tân - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Châu), đơn vị có hơn 5.000 công nhân cho rằng: "Hoạt động công đoàn cần phải linh hoạt theo thực tiễn sản xuất. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì tổ chức Công đoàn tích cực, chủ động vào cuộc, kêu gọi người lao động chia sẻ, ổn định tình hình, không để xảy ra tranh chấp lao động. Đồng thời phải lựa chọn, bố trí người làm cán bộ công đoàn phù hợp tại các phân xưởng để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, kịp thời đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động".
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Tân - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hosiden Việt Nam phát biểu ý kiến. Ảnh: T.V |
Ông Phạm Văn Nghị - Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho ý kiến: "Người sử dụng lao động cần có chính sách quản lý lao động phù hợp, bảo đảm tiền lương, các phúc lợi nhằm “giữ chân” và thu hút thêm người lao động. Tổ chức Công đoàn tăng cường đối thoại, thương lượng với doanh nghiệp để bảo đảm tốt nhất việc làm, thu nhập, an toàn vệ sinh lao động cho công nhân; phát động các phong trào thi đua sáng tạo nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện các chương trình phúc lợi cho đoàn viên, nhất là đẩy nhanh tiến độ xây dựng, khai thác các thiết chế công đoàn, nhà ở cho đoàn viên, người lao động".
Kết luận tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp của đại biểu. Thời gian tới, LĐLĐ tỉnh sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn. Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ công đoàn cơ sở, phát huy hiệu quả vai trò cầu nối, kịp thời nắm bắt, đề xuất biện pháp xử lý mâu thuẫn trong quan hệ lao động nhằm hạn chế tranh chấp, ngừng việc tập thể; tham mưu, đề xuất với người sử dụng lao động cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm việc làm, đời sống công nhân. Công đoàn các cấp chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, phát hiện và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động.
![]() Những doanh nhân có tâm, tài, có tinh thần yêu nước thương dân ở thời nào cũng đều xứng đáng ngưỡng mộ và học tập. ... |
![]() Đầu năm học, khắp nơi trên cả nước than phiền về tình trạng Ban đại diện cha mẹ học sinh đã gây sức ép, lạm ... |
![]() Chiều tối 10/10, Bộ Công thương phát thông tin khẳng định, hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa tại TP.HCM, ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
