Hoạt động Công đoàn

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

TRẦN NGA
Tác giả: TRẦN NGA
Những năm qua, công tác nữ công và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn tỉnh Điện Biên tích cực triển khai thực hiện.
Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới
Nữ CNVCLĐ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên hưởng ứng Tuần lễ áo dài năm 2022 - Ảnh: Thu Hằng

Hiện nay hệ thống Công đoàn tỉnh Điện Biên có 10 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố, 03 Công đoàn ngành và 21 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc LĐLĐ tỉnh, 965 CĐCS. Số lượng nữ CNVCLĐ là trên 17,3 nghìn, chiếm 51,8% tổng số đoàn viên, CNVCLĐ toàn tỉnh.

Nữ CNVCLĐ tham gia tất cả các lĩnh vực công tác, ngành, nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó một số ngành có lao động nữ chiếm tỷ lệ cao như: ngành Giáo dục trên 65,6%, ngành Y tế 63,7%. Đây là lực lượng đông đảo, tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ.

Công tác tuyên truyền và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác vận động nữ CNVCLĐ. Các cấp Công đoàn tỉnh Điện Biên thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đặc biệt tuyên truyền những nội dung liên quan đến lao động nữ và trẻ em, những chuẩn mực đạo đức của Phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình "No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh"… Thông qua các hoạt động đã góp phần nâng cao nhận thức của nữ CNVCLĐ về mọi mặt.

Các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ đặc biệt là phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" gắn với phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và các phong trào thi đua khác trong nữ CNVCLĐ đã được các cấp Công đoàn cụ thể hóa tên gọi thành các phong trào thi đua phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực.

Từ các phong trào thi đua trên đã có nhiều cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng kịp thời, trên cơ sở đó tạo đà cho các phong trào thi đua ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Hằng năm, có trên 90% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Nữ CNVCLĐ cũng thực hiện các đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm. Đã có hàng trăm công trình, sảm phẩm, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện do nữ CNVCLĐ đảm nhận và ứng dụng vào sản xuất, công tác quản lý có giá trị làm lợi hàng trăm triệu đồng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Ban Nữ công CĐCS Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng hoạt động nữ công và phát động các phong trào thi đua - Ảnh: Thu Hằng

Nữ CNVCLĐ không ngừng học tập rèn luyện, giữ gìn phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng mái ấm gia đình, nuôi dạy con ngoan, học giỏi, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ đã dành tặng cho phụ nữ Việt Nam "Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang".

Cùng với đó, các cấp Công đoàn tỉnh Điện Biên đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tiến hành hàng trăm cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ, kiến nghị và giải quyết những trường hợp vi phạm hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chính sách đối với lao động nữ; đề nghị với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tới đời sống, việc làm, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lao động nữ, đồng thời tạo điều kiện cho lao động nữ được học tập nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ.

Trong những năm qua các cấp Công đoàn đã trao tặng hàng ngàn suất quà trị giá hàng tỷ đồng cho nữ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng an toàn, vệ sinh lao động, Tết Nguyên đán. Đồng thời tạo điều kiện cho các gia đình nữ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn từ các nguồn quỹ nữ công, vốn vay giải quyết việc làm để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.

Song bên cạnh đó, hoạt động công tác nữ công vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như: Vấn đề nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN; giải quyết chế độ chính sách đối với lao động nữ ở một số doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện đúng quy định của pháp luật; đời sống vật chất tinh thần của nữ CNVCLĐ công tác ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp nên một số nữ công nhân không có việc làm ổn định, thu nhập giảm, đời sống khó khăn, nhất là nữ công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Điện Biên tặng hoa chúc mừng nữ CNVCLĐ tiêu biểu dự Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh - Ảnh: Trần Nga

Để nâng cao chất lượng hoạt động nữ công trong tình hình mới, từ thực tiễn đó đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải có những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công và phong trào nữ CNVCLĐ góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Trong thời gian tới cần tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là: Tiếp tục tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác gia đình trong tình hình mới"; Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ, ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa X về "Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước"; Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ luật Lao động năm 2019.

Hai là: Các cấp Công đoàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền, chuyên môn trong công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động; quan tâm đầu tư cải thiện điều kiện và môi trường làm việc. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của nữ CNVCLĐ, đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời, đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ; tạo điều kiện cho nữ CNVCLĐ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; bố trí sử dụng lao động nữ hợp lý nhằm phát huy năng lực và sở trường của nữ CNVCLĐ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ, phát hiện, kiện nghị để xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.

Ba là: Tiếp tục vận động nữ CNVCLĐ tham gia và tổ chức hiệu quả phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" gắn với phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện.

Bốn là: Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng các cấp, các tổ nữ công để làm tốt vai trò tham mưu cho Ban Chấp hành CĐCS về công tác vận động nữ CNVCLĐ. Lựa chọn nội dung đa dạng, phong phú phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ của nữ để nâng cao chất lượng hoạt động nữ công trong tình hình mới.

Gương mẫu Gương mẫu

Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ...

Chính sách tăng thời giờ làm thêm của người lao động dự kiến áp dụng đến hết tháng 12 Chính sách tăng thời giờ làm thêm của người lao động dự kiến áp dụng đến hết tháng 12

Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, chính sách ...

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu chúc mừng gian trưng bày của Tạp chí Lao động và Công đoàn Đồng chí Ngọ Duy Hiểu chúc mừng gian trưng bày của Tạp chí Lao động và Công đoàn

Trong ngày thứ hai tham dự Hội báo toàn quốc 2022, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã vinh dự được đón tiếp đồng ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm