Kinh tế - Xã hội

Mỹ Sơn đìu hiu, người lao động có nguy cơ mất việc

Hoài Nam
Tác giả: Hoài Nam
Liên tiếp 2 đợt dịch Covid-19 khiến hoạt động du lịch ở Khu Đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vô cùng ảm đạm. Từ chỗ mỗi ngày đón cả ngàn lượt du khách đến tham quan, nay chỉ lèo tèo vài người ghé thăm. 130 cán bộ, viên chức, người lao động đang làm việc tại Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn đang “lo sốt vó” vì thu nhập ngày càng sụt giảm và không biết tương lai của mình ra sao.
Quảng Nam: Vận động các chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng cho công nhân “Mái ấm” cho người lao động ở doanh nghiệp FDI tại Quảng Nam Hai chị em công nhân Cơ Tu sống lay lắt giữa mùa dịch
0253 img 1282still002
Phòng bán vé tham quan Khu Đền tháp Mỹ Sơn vắng vẻ.

Đường vào Khu Đền tháp Mỹ Sơn mùa này lá vàng rơi phủ kín. Hai bên đường không một bóng người. Bãi đỗ xe vắng ngắt, phòng trưng bày đóng cửa, nhà hàng ăn uống từ lâu không còn bước chân du khách.

Khu Đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dòng khách quốc tế sau dịch Covid-19. Theo thống kê, có đến 87% khách du lịch đến Mỹ Sơn là người nước ngoài. Khi các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam bị hủy, dòng khách này cũng không còn.

Cả phòng vé giờ chỉ còn mỗi chị Trần Thị Kiều Liên phục vụ. Có khi cả ngày chỉ bán được vài vé, có ngày không bán được vé nào. Cuốn sổ thống kê gần như bỏ trống. Chị Liên cho biết, từ giữa tháng 3 năm nay, khi mà Mỹ Sơn buộc phải tạm đóng cửa do dịch Covid-19, quầy vé không còn cảnh khách chen lấn mua vé như trước nữa.

“Ban đầu, nhân viên bán vé vẫn đến quầy phục vụ, nhưng không có khách nên chị em thay phiên nhau trực. Ngày hôm nay may mắn bán được 10 vé. Chừng đó người chỉ cần 1 nhân viên bán vé là đủ. Mấy tháng rồi nhân viên tụi em vẫn được nhận lương cơ bản, nhưng không biết tình hình này thì có còn duy trì được lâu không”, chị Liên chia sẻ.

0249 img 1282still001
Chị Liên cho biết, có khi cả ngày không bán được vé nào.

Khách du lịch đến Mỹ Sơn bắt đầu sụt giảm từ tháng 2 năm nay. Thống kê trong tháng 2, tổng lượng khách đến Mỹ Sơn đạt 36.309 lượt, giảm 2,75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách nước ngoài đạt 33.284 lượt, giảm 42,67% so với cùng kỳ. Con số này bắt đầu giảm mạnh từ tháng 3.

Ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết, năm ngoái, lượng khách đến Mỹ Sơn là 430.000 lượt. Trong đó chỉ có 50.000 lượt là khách trong nước, chiếm khoảng 13% tổng lượt khách đến tham quan.

“Nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện thì Mỹ Sơn gần như không có lối ra. Và cũng đừng nói đến chuyện đưa ra giải pháp giảm giá, khuyến mãi, kích cầu. Điều đó không có ý nghĩa. Bởi vì khách nước ngoài không đến là không giải quyết được vấn đề chi hết. Ở đây khác hẳn với các nơi khác là khi không có khách quốc tế thì khuyến khích khách nội địa. Còn đối với Mỹ Sơn là du lịch khám phá, nghiên cứu nên yêu cầu ở tầm cao hơn. Vì vậy, khách nội địa thường ít chọn Mỹ Sơn để đi du lịch”, ông Phan Hộ nói.

0242 img 1236
Cổng vào Khu Đền tháp Mỹ Sơn vắng khách.

Mỹ Sơn vắng khách, cả trăm cán bộ, nhân viên, người lao động lao đao. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là bộ phận dịch vụ bán hàng, biểu diễn văn nghệ, dịch vụ xe đưa đón khách… Đặc thù của Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn là vừa làm nhiệm vụ khai thác du lịch vừa làm công tác bảo tồn. Những người làm công tác bảo tồn gần như không lo đến chuyện mất việc. Hiện, cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực này gần 40 người. Họ chuyên lo việc trùng tu, gìn giữ, bảo dưỡng tháp, bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan… nên vẫn nhận đủ lương. Bộ phận hành chính khoảng 10 người cũng được duy trì. Còn lại là bộ phận làm dịch vụ đang hết sức bấp bênh.

0235 img 1226
Phòng chờ trống vắng.

“Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì có thể giảm 1/3 số người này. Đây là đơn vị tự chủ về mặt tài chính cho nên hễ còn quỹ lương thì còn trả, hết quỹ lương thì thôi, động viên cán bộ, viên chức nghỉ không lương. Nếu tình hình này còn kéo dài thì chắc chắn đến thời điểm nào đó cũng phải dừng không lương thôi”, ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn chia sẻ.

Ông Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Về phía chính quyền, chúng tôi cũng đã làm việc với Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn, đề nghị tiếp tục dùng nguồn dự phòng để chi, đảm bảo lương tối thiểu cho người lao động nhằm ổn định đời sống, chờ thời cơ đến chúng ta sẽ từng bước khôi phục lại các hoạt động du lịch Mỹ Sơn. Khi các đường bay quốc tế mở cửa trở lại thì du lịch Duy Xuyên nói chung, Mỹ Sơn nói riêng sẽ ổn định và phát triển”.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 14/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 29,1 triệu, gần 928 nghìn người ...

Trong tối nay doanh nghiệp sẽ tiếp tục có văn bản trả lời kiến nghị của công nhân Trong tối nay doanh nghiệp sẽ tiếp tục có văn bản trả lời kiến nghị của công nhân

Tối nay, lãnh đạo Công ty TNHH Luxshare - ICT (Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) sẽ có thông báo ...

Công nhân và “gánh nặng” tiền học mỗi mùa con tựu trường Công nhân và “gánh nặng” tiền học mỗi mùa con tựu trường

Năm học mới bắt đầu, niềm vui con được đến lớp, đến trường vừa lóe lên thì nỗi lo về tiền học lại đè nặng ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm