Hoạt động Công đoàn

"Muôn nẻo yêu thương": Những cảm xúc khó quên

HẢI YẾN
Tác giả: HẢI YẾN
12 số "Muôn nẻo yêu thương" đã tạm khép lại nhưng dư âm vẫn còn đọng lại trong chính những người thực hiên, nhân vật tham gia và độc giả theo dõi chương trình.
Dự án "Thùng sữa yêu thương": Lan tỏa những thông điệp nhân văn “Muôn nẻo yêu thương”: Những câu chuyện về nữ công nhân xây dựng gia đình hạnh phúc

Chương trình “Muôn nẻo yêu thương” do Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp với Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức sản xuất, nhằm cụ thể hóa các hoạt động của tổ chức Công đoàn về công tác gia đình trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

“Muôn nẻo yêu thương” là một chuỗi những câu chuyện (dưới hình thức video - podcast) phản ánh thực tế về cuộc sống, công việc, tình yêu, hôn nhân, gia đình, nhu cầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, khát vọng vươn lên của nữ đoàn viên, CNVCLĐ. Số đầu tiên được phát sóng trên laodongcongdoan.vn ngày 28/7/2023, nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (1929 - 2023).

Chương trình “Muôn nẻo yêu thương” số đầu tiên được phát sóng ngày 28/7/2023, nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (1929 - 2023). Ảnh: laodongcongdoan

Sau Talk Công đoàn, "Muôn nẻo yêu thương" là một sản phẩm nằm trong chiến lược đổi mới và đa dạng hóa các hình thức truyền tải nội dung, bắt kịp xu hướng tiếp cận thông tin đa dạng của báo chí hiện đại, đặc biệt trên không gian mạng xã hội. Ở đó, khách mời là nữ đoàn viên, CNVCLĐ sẽ cùng MC và người đồng hành (chuyên gia hoặc cán bộ công đoàn) trò chuyện, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về cuộc sống, công việc, vấn đề chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đây cũng là diễn đàn để nữ đoàn viên, CNVCLĐ được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng gia đình, chăm sóc con cái và đề xuất kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và tổ chức Công đoàn về chính sách bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, góp phần hỗ trợ cho nữ CNVCLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong công tác và xây dựng hạnh phúc gia đình.

Dù ít nhiều có kinh nghiệm làm Talk Công đoàn, song để chạy được số đầu tiên của Chương trình "Muôn nẻo yêu thương", chúng tôi mất nhiều thời gian tư duy về nội dung và hình thức thể hiện. Series 12 số sẽ gồm những nội dung gì? Có thiết thực với nữ đoàn viên hay không? Lựa chọn nhân vật như thế nào? Người đồng hành - chuyên gia là ai?... Biết bao nhiêu câu hỏi cần giải đáp.

Tôi vẫn nhớ như in câu nói: “Cứ làm đi, mọi người sẽ bên cạnh hỗ trợ”. Điều đó giúp tôi thấy tự tin hơn khi thử sức ở một lĩnh vực mới.

Thế rồi, "Muôn nẻo yêu thương" số 1 với chủ đề "Thời gian cho con bao nhiêu là đủ?" lên sóng tối 28/7. Từ khoảnh khắc bấm máy quay, cho đến khi ra được một sản phẩm hoàn chỉnh, chúng tôi dần định hình được những công việc mình cần phải làm.

Với tôi, làm Chương trình "Muôn nẻo yêu thương", may mắn nhất là được sự ủng hộ nhiệt tình của những nữ công nhân lao động, các anh chị cán bộ công đoàn cho đến các chuyên gia ý tế, tâm lý, kinh tế, giáo dục... Tôi vui vì mọi người hiểu thông điệp ý nghĩa mà chương trình mang lại.

Chương trình "Muôn nẻo yêu thương" luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính những nữ công nhân lao động, các anh chị cán bộ công đoàn cho đến các chuyên gia. Ảnh: M.A

Những tâm sự, những giọt nước mắt và cả những nụ cười của nhân vật được thể hiện chân thực, tự nhiên trong Chương trình. Ở đó, họ được lắng nghe, chia sẻ và động viên, đưa ra những lời khuyên bổ ích.

“Trước khi ghi hình, tôi căng thẳng lắm, nhưng đến với Chương trình, các anh chị gần gũi như chính gia đình của mình. Thực sự, tôi được trải lòng những vấn đề mà trước đó chưa bao giờ nói ra”, chị Bùi Thị Hà – nhân vật "Muôn nẻo yêu thương" số 2 chia sẻ.

“Mình từng vượt qua những quãng thời gian chớm bị trầm cảm khi trách nhiệm với con cái, gánh nặng nợ nần đè lên đôi vai. Đến hiện tại, cuộc sống của mình cùng hai con đã gần tạm ổn. Mình muốn chia sẻ những động lực đó đến với các chị em khác”, chị Lưu Thị Phương Lan – nhân vật của "Muôn nẻo yêu thương" số 6 bộc bạch.

Còn chị Đặng Ngọc Thanh Vân – TCT Điện lực TP HCM gửi đến chương trình: “Em thích cách mà chuyên gia chia sẻ, hoàn cảnh vẫn còn đó, nhưng chuyên gia đã tư vấn để thay đổi suy nghĩ của mình. Em rất ấn tượng”.

Chuyên gia, TS.BS Nguyễn Thu Giang thì chia sẻ: “Mình thích ý nghĩa nhân văn của Chương trình Muôn nẻo yêu thương. Mình luôn sẵn lòng đồng hành với Chương trình”.

12 số "Muôn nẻo yêu thương" đã tạm khép lại nhưng dư âm, kỷ niệm vẫn còn đó. Những buổi quay tối muộn, những bữa ăn vội lúc nửa đêm, những buổi trò chuyện rôm rả làm chúng tôi thêm gần nhau và hiểu nhau hơn.

Và chúng tôi lại đang chuẩn bị cho một chương trình mới dành cho đoàn viên, người lao động...

"Thiện nguyện sống đẹp" - lan tỏa yêu thương

Hoạt động của câu lạc bộ “Thiện nguyện sống đẹp” không chỉ là những bữa ăn từ thiện mà còn có những món quà trao ...

Jeep Caravan lần 3: Lan tỏa yêu thương - Cùng em đến trường Jeep Caravan lần 3: Lan tỏa yêu thương - Cùng em đến trường

Đoàn Jeeper vượt qua ngàn cây số để mang yêu thương đến với đồng bào thiểu số vùng sâu vùng xa, giáo viên và các ...

Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân công cán bộ công đoàn tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm