Hoạt động Công đoàn

Mong công đoàn giúp NLĐ sớm được tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp

HOÀNG LIÊN PHƯƠNG
Tác giả: HOÀNG LIÊN PHƯƠNG
“Tín dụng đen” hiện đã trở thành “cơn bão” đang hoành hành, “càn quét” khắp nơi, trong đó đối tượng công nhân lao động được “chăm sóc” kỹ nhất. Công nhân lao động ở đồng bằng sông Cửu Long cũng không đứng ngoài “vòng xoáy” khắc nghiệt này.

Công đoàn tích cực hỗ trợ, nhưng nguồn lực còn mỏng

Đồng chí Nguyễn Thị Thủy Tiên, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Đồng Tháp cho biết, “tín dụng đen” hiện đã ‘tung vòi” vào nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh. Trước tình hình trên, các cấp công đoàn đã có những cách làm sáng tạo giúp công nhân lao động tránh sa vào “tín dụng đen”. Chẳng hạn, Ban Chấp hành công đoàn Công ty TG chuyên sản xuất thủy sản đã thống nhất cho người lao động (NLĐ) vay khi có nhu cầu, bình quân mỗi người được vay 3-5 triệu, cao nhất là 10 triệu, trả dần 300 đến 350 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, nỗ lực này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu; nhiều NLĐ vẫn lao đao vì “tín dụng đen".

Mong công đoàn giúp NLĐ sớm được tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp
Bên ngoài Khu công nghiệp Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nơi đang bị “cơn bão tín dụng đen" càn quét. Ảnh: PV.

Điển hình, công nhân L.M.T (ở Sa Đéc, Đồng Tháp) trình bày anh có vay 30 triệu đồng từ một nguồn tín dụng. Theo thỏa thuận, anh phải đóng số tiền 1.552.000 đồng vào ngày 20 hằng tháng, trong 24 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế L.M.T đã phải đóng số tiền 29 triệu đồng, tương đương 25 tháng. Khoản vay này đã kết thúc hơn một năm nay. Thế nhưng, bỗng dưng có người liên lạc, nói L.M.T còn nợ gần 20 triệu đồng, yêu cầu “trả nợ” với những lời lẽ hăm dọa. Vì sợ liên lụy đến người thân, L.M.T phải cắn răng “trả nợ” theo gợi ý của nhóm người này.

Chị N.T.T ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, chị làm công nhân chỉ đủ chi tiêu hằng ngày; còn gia đình làm ruộng, tới vụ lúa mới có tiền. Nhưng ngặt nỗi, vừa qua, con gái nhỏ của chị bị bệnh đột xuất phải nhập viện và thằng con lớn tới đợt đóng tiền học phí, nội ngoại hai bên cũng khó khăn, chẳng thể mượn ai được.

“Thấy tờ quảng cáo dán cột điện nên tôi gọi và không đầy 20 phút sau đã có người đến tận nhà cho vay. Tôi vay 10 triệu đồng, lãi suất mỗi tháng là 1,9 triệu đồng và chỉ cần cung cấp số điện thoại của tôi, chồng, con trai là được nhận tiền. Tháng đầu, do 10 triệu đồng xài không hết nên đã trả lãi đúng hạn, còn những tháng tiếp theo không xoay được tiền. Vậy là họ gọi liên tục, vợ chồng tôi không dám bắt máy, họ gọi cho con trai tôi và đe dọa đủ kiểu. Sợ quá, gia đình tôi phải bán lúa non và mượn thêm tiền người thân. Khi tôi trả số tiền đã trên 20 triệu đồng, do lãi mẹ đẻ lãi con và chi phí đi lại”, chị N.T.T thở dài.

Mong công đoàn giúp NLĐ sớm được tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp
Các đối tượng thường dùng điện thoại không hiện số để “khủng bố” NLĐ và lãnh đạo doanh nghiệp. Ảnh: PV.

Giải pháp và kỳ vọng

Nhiều CĐCS doanh nghiệp ở Đồng Tháp đã giúp công nhân lao động hạn chế sa vào “tín dụng đen”. Khi phát hiện công nhân có ý định rút sổ bảo hiểm một lần, lập tức cán bộ công đoàn cơ sở tiếp cận, tìm hiểu. Khi xác định được lý do chính đáng như cần tiền vì gia đình có sự cố, ốm đau... công đoàn cơ sở sẽ xem xét cho NLĐ vay không tính lãi và phải trả gốc và lãi vài trăm nghìn mỗi tháng.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có hàng loạt văn bản chỉ đạo xử lý quyết liệt đối với loại hành vi, tội phạm này. Tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng phải xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương; yêu cầu xây dựng chương trình, kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình thực tế; kiên quyết đấu tranh với vấn nạn “tín dụng đen”, nhất là “tín dụng đen” trong công nhân lao động. Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng chủ động cung cấp thông tin về các hình thức vay, sản phẩm vay vốn đến cơ quan truyền thông, tổ chức chính trị - xã hội để truyền tải đến công nhân lao động và người dân.

“Được biết tỉnh Sóc Trăng đang ráo riết trấn áp “tín dụng đen”, chúng tôi rất mừng. Chúng tôi cũng nghe nói Nhà nước, tổ chức Công đoàn đang xúc tiến giải ngân gói tín dụng lớn cho công nhân lao động. Được như thế, nhiều người sẽ tránh được cái họa phải vay với lãi suất cắt cổ như tôi”, chị N.T.T nói.

Gói vay 20.000 tỉ đồng cho người lao động để xoá tín dụng đen Gói vay 20.000 tỉ đồng cho người lao động để xoá tín dụng đen

Theo đồng chí Đào Minh Tú - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Thống đốc Thường trực ...

Cán bộ công đoàn khóa Facebook, đổi số điện thoại vì công nhân vướng tín dụng đen Cán bộ công đoàn khóa Facebook, đổi số điện thoại vì công nhân vướng tín dụng đen

Để xiết nợ công nhân vay tiền của tín dụng đen, các nhân viên đòi nợ đã sử dụng nhiều chiêu trò gây sức ép ...

Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân lao động Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Tiến tới xây dựng môi trường an ninh, an toàn cho công nhân trước nạn “tín dụng đen”, cả cả hệ thống chính trị đã ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm