![]() |
Đoàn công tác đi thăm xưởng sản xuất của Công ty TNHH SungJin Apparel |
Theo đó đoàn đã đến thăm và làm việc tại Công ty TNHH SungJin Apparel 100% vốn Hàn Quốc. Tại đây, đoàn đã nghe báo cáo ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình hoạt động sản xuất kinh và việc làm đời sống của công nhân lao động tại công ty.
Đại diện quản lý công ty, bà Trần Thị Sâm - Quản đốc công ty cho biết: Trong những tháng vừa qua, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của công ty là rất lớn. Các đơn hàng đều bị ép giá và ký với số lượng chỉ bằng 2/3 so với năm ngoái. Sản lượng giảm cùng với hàng sản xuất ra không xuất khẩu được do dịch bệnh nên xảy ra tình trạng tồn kho. Khó khăn là vậy song công ty vẫn duy trì công việc và đảm bảo mọi chế độ cho hơn 600 công nhân lao động. Bên cạnh việc đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động thì công tác phòng, chống dịch bệnh được công ty hết sức coi trọng. Tất cả các công nhân phải đeo khẩu trang, xịt khuẩn, đo thân nhiệt hàng ngày trước khi vào làm...
![]() |
Hiện tại, hàng của công ty sản xuất ra không xuất khẩu được do dịch bệnh, song công ty vẫn đảm bảo việc làm và các chế độ cho người lao động. |
Đoàn viên Lương Thị Phi, Tổ May cho biết: “Tôi rất yên tâm làm việc ở đây vì trong thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid1-19 nhưng công ty vẫn đảm bảo việc, thu nhập cho chúng tôi và công ty cũng tuyên truyền, hướng dẫn công nhân lao động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cài đặt Bluezone để phát hiện nguồn bệnh..."
![]() |
Những thùng hàng của Công ty TNHH SungJin Apparel chưa xuất khẩu được do ảnh hưởng của Covid-19 |
Đoàn cũng đã đến làm tại Công ty cổ phần Quốc tế Bảo Hưng. Ban giám đốc công ty cho biết, công ty hiện có trên 260 lao động với mặt hàng sản xuất chủ yếu là các loại bánh, kẹo được xuất đi trên 20 nước, do vậy mà dịch bệnh xảy ra, công ty vẫn đảm bảo tốt việc làm, thu nhập cho người lao động.
Theo Chị Nguyễn Thị Hoa - Quản đốc phân xưởng cho biết: Với đặc thù của công ty là sản xuất các mặt hàng liên quan về thực phẩm thì ngoài các quy trình yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm như công nhân làm việc phải qua phòng khử khẩn, rửa tay bằng cồn, đeo khẩu trang, thay bảo hộ... công ty còn thường xuyên phun khử khuẩn toàn công ty theo thời gian cố định. Khi dịch bệnh xảy ra, công ty lên kế hoạch sản xuất giãn cách, đảm bảo khoảng cách khi làm việc, hướng dẫn cho người lao động cài đặt Bluezone, tuyên truyền phòng chống dịch trên các hệ thống loa, do vậy mà đảm bảo tốt các hoạt động sản xuất, người lao động rất yên tâm làm việc...
![]() |
Đoàn công tác thăm mô hình sản xuất của Công ty cổ phần Quốc tế Bảo Hưng |
Đồng chí Lại Văn Cán - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Vũ Thư cho biết: Trước sự quay trở lại của dịch Covid-19, LĐLĐ huyện đã ban hành các công văn triển khai công tác phòng, chống dịch kịp thời, đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin và những chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo kịp thời theo diễn biến của dịch bệnh đối với cơ sở; phân công cán bộ thường xuyên nắm tình hình tại các doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tuyên truyền cho 2.500 đoàn viên, công nhân lao động về công tác phòng chống dịch Covid-19; hỗ trợ kinh phí và tổ chức trao 7.500 khẩu trang phòng dịch cho 03 công đoàn cơ sở có người nước ngoài với tổng số tiền 48.750.000 đồng.
![]() |
Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại |
LĐLĐ huyện cũng chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp tăng cường thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa như cấp phát khẩu trang y tế, may khẩu trang cho người lao động tại công ty, mua máy kiểm tra thân nhiệt của người lao động trước khi vào làm việc, mua hóa chất, bình xịt, xà phòng sát khuẩn tại nơi làm việc, nhà xưởng, nhà vệ sinh, nhà ăn của công nhân lao động; phát tờ rơi, dán poster tuyên truyền tại nơi làm việc và thường xuyên thông tin trên hệ thống loa truyền thanh tại doanh nghiệp để người lao nâng cao ý thực, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch; tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động không tiếp nhận, chia sẻ thông tin chưa chính thức hoặc những nhận định mang tính chủ quan lên các trang mạng xã hội để tránh hiểu lầm, hiểu không đúng, hoang mang, lo lắng dẫn đến ngừng việc tập thể nhất là tại các cơ quan, doanh nghiệp có người nước ngoài đang làm việc.
Đến nay, tình hình tư tưởng của đoàn viên, người lao động trong các doanh nghiệp giữ ổn định, không có biểu hiện hoang mang, lo lắng, đồng thời, việc làm và các chế độ chính sách được đảm bảo nên người lao động rất yên tâm làm việc.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
