Kinh tế - Xã hội

Lao động giúp việc gia đình cần được bảo vệ

Minh Hằng
Tác giả: Minh Hằng
Ở Việt Nam, kể từ khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, lao động giúp việc gia đình trở thành đối tượng dễ bị mất việc hơn nhiều so với các đối tượng lao động khác. Vì vậy, việc xây dựng quy định pháp luật để bảo vệ nhóm lao động này ngày càng trở nên cấp bách.
Miễn đóng BHYT cho công nhân lao động bị mất việc do dịch Covid-19 Nguy cơ tăng 9 triệu lao động trẻ em do tác động của Covid-19 Thúc đẩy các tiêu chuẩn về lao động quốc tế tại Việt Nam
Lao động giúp việc gia đình cần được bảo vệ
Người lao động làm giúp việc gia đình cần được bảo vệ. Ảnh: PS

Theo đó, người lao động là giúp việc gia đình đã thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động, nhưng thách thức mà Việt Nam hiện phải đối diện chính là việc tuân thủ pháp luật. Đây cũng là những nhận định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong báo cáo mới nhất công bố nhân kỷ niệm Ngày Lao động quốc tế giúp việc gia đình (16/6).

Theo báo cáo Biến việc làm thỏa đáng thành hiện thực cho lao động giúp việc gia đình: Tiến bộ và triển vọng tại châu Á và Thái Bình Dương, sau 10 năm kể từ khi Công ước về Lao động giúp việc gia đình năm 2011 (Công ước số 189) được thông qua, phần lớn lao động giúp việc gia đình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (61,5%) hoàn toàn không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động quốc gia, trong khi 84,3% trong số họ vẫn làm các công việc phi chính thức. Điều này tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến điều kiện làm việc của lao động giúp việc gia đình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Phần lớn lao động giúp việc gia đình tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Lao động giúp việc gia đình cần được bảo vệ

Nhiều phụ nữ Philippines tìm đến Jordan để làm giúp việc nhà với hy vọng thoát nghèo. Ảnh: ANTĐ

Bà Chihoko Asada Miyakawa, Giám đốc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng: "Cần thiết phải khẩn trương chính thức hóa công việc giúp việc gia đình ở châu Á - Thái Bình Dương, bắt đầu từ việc đưa công việc giúp việc gia đình vào diện điều chỉnh của pháp luật lao động và an sinh xã hội nhằm bảo đảm đối tượng lao động quan trọng này được hưởng chế độ bảo vệ và sự tôn trọng mà họ xứng đáng được hưởng".

Trên thực tế, Philippines là nước duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phê chuẩn Công ước về Lao động giúp việc gia đình sau 10 năm kể từ khi Công ước này được thông qua.

Lao động giúp việc gia đình cần được bảo vệ
Lao động giúp việc gia đình thường được trả lương thấp hơn. Ảnh: Annahar

Theo thống kê, có khoảng 38,3 triệu lao động giúp việc gia đình từ 15 tuổi trở lên hiện làm việc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có 78,4% là nữ, tương ứng với 50,6% lao động giúp việc gia đình trên toàn thế giới. Trong số đó, Trung Quốc chiếm phần lớn số lao động này với 22 triệu người. Đây cũng là khu vực sử dụng nhiều lao động nam làm giúp việc gia đình nhất, chiếm 46,1% tỷ lệ lao động nam làm giúp việc gia đình trên toàn thế giới.

Dữ liệu cho thấy, phần lớn lao động giúp việc gia đình trong khu vực không được áp dụng bất cứ giới hạn nào về thời giờ làm việc (71%) hay được hưởng chế độ nghỉ hàng tuần (64%) theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. Báo cáo cũng chỉ ra rằng lao động giúp việc gia đình thường là đối tượng được trả lương thấp nhất trên thị trường lao động, đặc biệt là khi họ làm việc ở khu vực phi chính thức.

Ước tính đại dịch Covid-19 có tác động lớn tới lao động giúp việc gia đình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì tình trạng phi chính thức duy trì ở mức cao và thiếu các chế độ bảo vệ được quy định trong luật pháp dẫn đến mất việc làm. Do đó, nguy cơ mất việc làm của họ cao gấp 2 - 3 lần so với các đối tượng lao động khác.

Người giúp việc ở Việt Nam cần được bảo vệ

Lao động giúp việc gia đình cần được bảo vệ
Kể từ khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, lao động giúp việc gia đình trở thành đối tượng dễ bị mất việc hơn nhiều so với các đối tượng lao động khác. Ảnh: QN

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trong khu vực đưa lao động giúp việc gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động. Cụ thể, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định số 145/2000/NĐ-CP đi kèm quy định lao động gia đình phải có hợp đồng bằng văn bản, đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, trong đó có giới hạn về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.

Theo đó, trong số các nước Đông Nam Á, chỉ có ở Việt Nam là lao động giúp việc gia đình được hưởng một mức lương tối thiểu ít nhất bằng mức lương tối thiểu dành cho các lao động khác.

TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam nhận định: “Mặc dù Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể, trong đó bao gồm việc đưa người lao động giúp việc gia đình thuộc phạm vi bảo vệ của pháp luật lao động, nhưng thách thức gặp phải hiện nay làm thế nào để tăng cường tuân thủ luật pháp và thu hẹp khoảng cách giữa các biện pháp bảo vệ quy định trong luật và trải nghiệm thực tế của lao động giúp việc gia đình”.

Theo báo cáo mới của ILO, 19% lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam làm việc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ và số lượng lao động giúp việc gia đình di cư ra nước ngoài làm việc liên tục tăng trong thập kỷ qua.

Trên thực tế cho thấy, kể từ khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, lao động giúp việc gia đình trở thành đối tượng dễ bị mất việc hơn nhiều so với các đối tượng lao động khác. So với quý IV năm 2019, tỷ lệ lao động giúp việc gia đình đã giảm 17% trong quý II năm 2020, trong khi đó, tỷ lệ mất việc của nhóm lao động làm thuê khác trong cùng giai đoạn chỉ là 6,1%.

Song song với việc một số lao động giúp việc gia đình bị mất việc làm, một số người khác bị giảm thời giờ làm việc. Cả 2 tình trạng này đều dẫn tới sự sụt giảm đáng kể về tổng tiền lương nhận được. Trong quý II năm 2020, thời giờ làm việc của lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam đã giảm 24,7% so với quý IV năm 2019. Vì mất việc làm và thời giờ làm việc bị giảm, tiền lương mà lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam nhận được đã giảm 26,2%.

Đến năm 2026, Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn Công ước về Lao động giúp việc gia đình của ILO (Công ước số 189).

Lao động giúp việc gia đình cần được bảo vệ
Vì mất việc làm và thời giờ làm việc bị giảm nên tiền lương mà lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam nhận được cũng giảm. Ảnh: HT

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vẫn còn 61,5% lao động giúp việc gia đình hoàn toàn không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động.

- 84,3% lao động giúp việc gia đình của khu vực làm công việc phi chính thức, trong khi con số này ở các đối tượng lao động khác là 52,8%.

- 64% lao động giúp việc gia đình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương không được hưởng chế độ nghỉ hàng tuần.

- Chỉ có 19% lao động giúp việc gia đình trong khu vực được hưởng chế độ nghỉ phép có hưởng lương như những lao động khác.

- Hầu hết lao động giúp việc gia đình trong khu vực (71%) vẫn không được áp dụng quy định về mức trần thời giờ làm việc bình thường hàng tuần. Một nửa số lao động giúp việc gia đình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải làm việc hơn 48 giờ mỗi tuần. Con số này lên đến 58% đối với bộ phận lao động giúp việc gia đình làm những công việc phi chính thức....

Bình Dương: Công đoàn sát cánh cùng người lao động trong dịch Covid-19 Bình Dương: Công đoàn sát cánh cùng người lao động trong dịch Covid-19

Các cấp Công đoàn tỉnh Bình Dương đang triển khai nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ, phòng, chống dịch Covid-19 cho người lao động ...

Công ty cho người lao động vay tiền trang trải cuộc sống: Câu chuyện ấm áp nghĩa tình Công ty cho người lao động vay tiền trang trải cuộc sống: Câu chuyện ấm áp nghĩa tình

5 năm qua, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho công nhân lao động vay tiền để ...

Giám sát doanh nghiệp trả lương ngừng việc cho công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Giám sát doanh nghiệp trả lương ngừng việc cho công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

LĐLĐ tỉnh Bắc Giang vừa chỉ đạo các cấp công đoàn giám sát doanh nghiệp trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm