Lâm Đồng: Giáo viên mong được giữ lại ngạch lương đã tuyển dụng
Hoạt động Công đoàn

Lâm Đồng: Giáo viên mong được giữ lại ngạch lương đã tuyển dụng

ĐOÀN LÂM
Tác giả: ĐOÀN LÂM
Đây là một trong những nội dung mà đoàn viên, người lao động ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng gửi đến đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Lâm Đồng: Giáo viên mong được giữ lại ngạch lương đã tuyển dụng
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng Phạm Thị Hồng Hải tiếp thu ý kiến của đoàn viên, người lao động tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: ĐL

Giảm tải áp lực cho giáo viên

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với cán bộ quản lý, viên chức, người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV do Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức vừa qua, nhiều ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động ngành Giáo dục gửi tới đại biểu Quốc hội.

Cô giáo Hoàng Thị Oanh, Trường Mầm non Họa Mi, huyện Di Linh phản ánh, hiện nay giáo viên mầm non đang bị quá tải về hồ sơ sổ sách. Ngoài việc soạn giáo án, giáo viên còn phải thực hiện các hồ sơ công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nên rất vất vả. Vì vậy, cô giáo Oanh đề nghị Bộ Giáo dục nghiên cứu giảm tải hồ sơ sổ sách đối với giáo viên mầm non; đồng thời có chính sách đãi ngộ tốt hơn để giáo viên mầm non gắn bó hơn với nghề, chuyên tâm vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

Theo cô giáo Hoàng Thị Oanh, đặc thù công tác chuyên môn của giáo viên mầm non thường xuyên thực hiện các hoạt động như múa, hát, thể dục và một số môn học cần sự dẻo dai. Vì vậy với giáo viên mầm non lớn tuổi sẽ không phù hợp, thiếu năng động.

“Đề nghị Trung ương xem xét bổ sung nghề giáo viên mầm non vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu trước 5 năm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu. Như vậy cũng là tạo cơ hội việc làm cho lực lượng giáo viên trẻ, năng động, nhiệt huyết hơn”, cô giáo Hoàng Thị Oanh nói.

Lâm Đồng: Giáo viên mong được giữ lại ngạch lương đã tuyển dụng
Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với cán bộ quản lý, viên chức, người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế. Ảnh: ĐL

Cô giáo Võ Thị Kim Thoa, Trường THCS Quang Trung, thành phố Bảo Lộc thẳng thắn trao đổi, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã quyết liệt giảm áp lực cho giáo viên thông qua việc cắt bỏ nhiều cuộc thi không thiết thực đối với học sinh; thay đổi quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi để tạo thành hoạt động sinh hoạt chuyên môn; thay đổi quy định về kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh theo hướng nhẹ nhàng, linh hoạt hơn...

“Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những kỳ thi chưa hợp lý. Đề nghị không tổ chức kì thi học sinh giỏi các môn văn hóa dành cho bậc THCS; không thực hiện cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho bậc THCS vì hầu hết học sinh không đủ khả năng, trình độ thực hiện; không ít nơi, giáo viên phải làm thay, từ đó dẫn tới kì thi không minh bạch, không hiệu quả”, cô giáo Võ Thị Kim Thoa đề xuất.

Cán bộ quản lý trường học cũng phản ánh về công tác quản lý trường học cũng đang gặp những khó khăn, vướng mắc, cần có sự chỉ đạo từ ngành Trung ương.

Theo thầy giáo Phạm Quốc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Đức Trọng, hiện nay số tiết học theo chương trình sách giáo khoa mới tăng lên so với trước; trong khi đó tỷ lệ giáo viên/lớp và định mức tiết dạy của giáo viên lại giữ nguyên, đồng thời các đơn vị trường học cũng phải thực hiện lộ trình tinh giản biên chế. Vì vậy gây khó khăn, áp lực lớn cho công tác quản lý trường học trong đảm bảo chế độ cho giáo viên, nhất là các trường ở vùng khó khăn, có nhiều điểm trường lẻ, ít học sinh.

“Đề nghị nghiên cứu sửa đổi quy định về giao biên chế, thực hiện tinh giản biên chế trong ngành giáo dục phù hợp và đồng bộ với quy định về định biên giáo viên/lớp, định mức tiết dạy của giáo viên, số tiết học theo chương trình giáo dục phổ thông mới để đảm bảo công tác quản lý và hoạt động hiệu quả của các trường công lập”, thầy giáo Phạm Quốc Quỳnh bày tỏ ý kiến.

Lâm Đồng: Giáo viên mong được giữ lại ngạch lương đã tuyển dụng
Đồng chí Nguyễn Tạo, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng giải trình, tiếp thu ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: ĐL

Mong được giữ lại ngạch đã tuyển dụng

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề lần này cũng có nhiều kiến nghị, đề xuất về đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên, người lao động.

Thầy giáo Lương Thế Nhân, Trường Tiểu học và THCS Đông Thanh, huyện Lâm Hà kiến nghị: “Đề nghị xem xét sửa đổi quy định về thanh toán tiền phép khi được về thăm quê theo hướng áp dụng đối với tất cả cán bộ quản lý, viên chức, người lao động ngành Giáo dục, thay cho quy định phải có điều kiện là về quê thăm tứ thân phụ mẫu còn sống và bị đau ốm”.

Theo thầy giáo Lương Thế Nhân, tại Thông 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, phải có đơn và được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân bị ốm đau, điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà, hoặc bị chết.

Lâm Đồng: Giáo viên mong được giữ lại ngạch lương đã tuyển dụng
Tại buổi tiếp xúc cử tri, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng trao tặng 52 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: ĐL

Cô giáo Phạm Thị Ngọc Ánh, Trường Mầm non Sơn Ca, huyện Đức Trọng phản ánh rằng, hiện nay khi thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lại lương theo các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có những trường hợp sẽ phải hạ bậc, giảm hệ số lương hoặc phải 9 năm sau mới được nâng bậc lương tiếp theo.

Theo cô giáo Phạm Thị Ngọc Ánh đặc biệt là rơi vào những cán bộ, giáo viên đã công tác lâu năm, đã có nhiều đóng góp cho ngành. Bởi trước đây, khi tuyển dụng những người này được xếp ngạch lương và hưởng hệ số lương tương ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo; nay xếp lại lương phải tính lại theo chuẩn trình độ đào tạo đối với từng bậc học dù đã đạt trình độ trên chuẩn.

“Đề nghị xem xét, sửa đổi đối tượng áp dụng tại các Thông tư số 01, 02, 03 và 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lại lương theo hướng chỉ áp dụng đối với viên chức tuyển dụng từ ngày các thông tư này có hiệu lực để đảm bảo quyền lợi cho viên chức đã được tuyển dụng trước đó. Khi xếp lại lương theo chức danh nghề nghiệp không nên hạ ngạch mà cho chúng tôi được giữ lại ngạch lương đã được tuyển dụng và bổ nhiệm trước đây”, cô giáo Phạm Thị Ngọc Ánh nói.

Và còn nhiều ý kiến, kiến nghị đề xuất thiết thực của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động thuộc ngành Giáo dục Lâm Đồng như: Đề nghị nghiên cứu, bỏ quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên có bằng sư phạm; trường hợp cần thiết thì bổ sung vào chương trình đào tạo giáo viên của các trường sư phạm.

Hay đề nghị nghiên cứu có cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các trường vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để trả lương cho nhân viên bảo vệ và nhân viên nấu ăn nhằm giảm áp lực cho phụ huynh học sinh và công tác quản lý của nhà trường…

Video cô giáo Võ Thị Kim Thoa kiến nghị với đại biểu Quốc hội

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm