Khoản 7 Điều 10 Luật Công đoàn (sửa đổi): Lá chắn bảo vệ quyền lợi người lao động
Diễn đàn

Khoản 7 Điều 10 Luật Công đoàn (sửa đổi): Lá chắn bảo vệ quyền lợi người lao động

Ngọc Tú (Ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐ Việt Nam)
Khoản 7 Điều 10 Luật Công đoàn sửa đổi năm 2024 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Công đoàn như một “lá chắn” bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và các bên liên quan.

Khoản 7 Điều 10 Luật Công đoàn sửa đổi năm 2024 quy định: “Cấm lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân” được giới chuyên gia ghi nhận là cần thiết không chỉ nhằm siết chặt việc quản lý, điều chỉnh các hành vi vi phạm mà còn khẳng định vai trò của công đoàn như một “lá chắn” bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và các bên liên quan.

Quy định này không chỉ xác định rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm mà còn đóng vai trò như một khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp. Đồng thời, nó khẳng định rằng quyền công đoàn là quyền được pháp luật bảo vệ, nhưng không được phép sử dụng sai mục đích.

03 vai trò của Khoản 7 Điều 10 trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động gồm:

Thứ nhất, nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng quyền công đoàn

Trong thực tế, đã có không ít trường hợp các cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng danh nghĩa công đoàn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Khoản 7 Điều 10 là một công cụ pháp lý quan trọng để xử lý nghiêm các hành vi này, từ đó bảo vệ tổ chức công đoàn và người lao động khỏi những tác động tiêu cực. Quy định mới sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả các hành vi này, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động.

Thứ hai, nhằm tạo môi trường lao động hài hòa, ổn định

Khi quyền công đoàn được sử dụng đúng mục đích, nó không chỉ là công cụ bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn là cầu nối thúc đẩy đối thoại giữa các bên trong quan hệ lao động. Khoản 7 Điều 10 góp phần xây dựng môi trường lao động lành mạnh, hạn chế tối đa những tranh chấp hoặc xung đột không đáng có.

Thứ ba, nhằm khẳng định vị thế của công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Với cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế như của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), quy định tại Khoản 7 Điều 10 giúp công đoàn Việt Nam nâng cao uy tín và vị thế, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Từ thực tế hoạt động công đoàn cho thấy, một bộ phận người lao động và thậm chí cán bộ công đoàn cơ sở vẫn chưa hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của công đoàn cũng như các quy định pháp luật liên quan. Điều này khiến họ dễ bị lôi kéo hoặc lợi dụng bởi các cá nhân, tổ chức xấu.

Như vậy, Khoản 7 Điều 10 Luật Công đoàn sửa đổi năm 2024 không chỉ là một quy định pháp luật mà còn là một lá chắn bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, doanh nghiệp và toàn xã hội. Quy định này là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường lao động công bằng, ổn định và tiến bộ.

Luật Công đoàn (sửa đổi): Luật của thời kỳ hội nhập sâu rộng và kỷ nguyên vươn mình Luật Công đoàn (sửa đổi): Luật của thời kỳ hội nhập sâu rộng và kỷ nguyên vươn mình

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua ngày 27/11 vừa qua. Bên cạnh những ý kiến của ...

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) 8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương ...

08 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Công đoàn từ 01/7/2025 08 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Công đoàn từ 01/7/2025

Căn cứ theo Điều 10 Luật Công đoàn 2024 quy định từ 01/7/2025, có 8 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Công đoàn.

Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức theo hướng cho phép một số công chức được làm việc từ xa, làm bán thời gian và tăng thêm số ngày nghỉ để giải quyết việc riêng, chăm sóc con cái, người thân hoặc tham gia hoạt động xã hội. Dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới.
Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Đây là câu hỏi mà nhiều người lao động hợp đồng băn khoăn: Liệu họ có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP hay không?
Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã

Mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng mới với cán bộ cấp xã được quy định tại Thông tư 12/2025/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để tránh khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính và việc giải quyết chế độ chính sách đối với những người bị ảnh hưởng.
Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 đã quy định chi tiết hơn về nhóm được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất.
Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Trong trường hợp mất việc, người lao động cần những điều kiện gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp và thủ tục, mức hưởng ra sao?
Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư 1/2025 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc, được quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách dôi dư trong sắp xếp bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc theo Nghị định 29/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế.
Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất, chính quyền địa phương bố trí nhà ở công vụ, ban hành chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ tại trung tâm hành chính mới.
Xem thêm