"Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại"
Hoạt động Công đoàn

"Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại"

YẾN NHI
Tác giả: YẾN NHI
Đó là chia sẻ của đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sơn La trong chương trình Talk Công đoàn phát sóng ngày 16/3/2024.

Sợ không làm tròn vai…

Trước khi trở thành Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sơn La, đồng chí Vàng A Lả đã có 16 năm làm công tác đoàn thanh niên, trong đó gần 10 năm làm Bí thư Tỉnh đoàn Sơn La.

Khi được tổ chức giao nhiệm vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La vào năm 2020, đồng chí vui vẻ nhận lời nhưng trong lòng có những băn khoăn, lo lắng.

“Điều tôi lo nhất là sẽ không làm “tròn vai” của một cán bộ công đoàn, không hoàn thành đúng chức trách nhiệm vụ được tổ chức phân công”, đồng chí Vàng A Lả chia sẻ.

Đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sơn La (phải) chia sẻ trong chương trình Talk Công đoàn. Ảnh: Văn Quân

Tuy nhiên, bằng tinh thần xung kích, tình nguyện và luôn luôn phải tìm tòi, đổi mới và sáng tạo được rèn luyện khi còn làm công tác đoàn thanh niên, đồng chí Vàng A Lả đã “tận dụng” mọi mối quan hệ công tác phối hợp giữa các đoàn thể cấp tỉnh để huy động mọi nguồn lực chăm lo cho đoàn viên và người lao động của mình.

Với đặc thù là một tỉnh miền núi, đoàn viên, người lao động phân tán, nhất là đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn, công tác chăm lo của công đoàn cho các đối tượng này luôn được ưu tiên hàng đầu.

“Tôi luôn ưu tiên dành nguồn lực lớn nhất cho đoàn viên và người lao động bằng việc tiết kiệm kinh phí tổ chức hoạt động. Với những chương trình không tổ chức được tập trung, chúng tôi phân công cán bộ công đoàn các cấp mang quà đến tận nơi cho đoàn viên và người lao động. Và đa số chúng tôi phải di chuyển bằng xe máy, có những địa điểm đi mất cả nửa ngày đến 1 ngày mới vào được tận nơi đoàn viên, người lao động làm việc”, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sơn La chia sẻ.

“Rất nhiều đoàn viên và người lao động nói với tôi rằng, sao mấy năm nay Công đoàn chăm lo cho người lao động tốt thế. Đặc biệt là những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên trong khối lao động sản xuất trực tiếp. Với sự nhìn nhận tích cực như vậy từ phía người lao động, chúng tôi hy vọng nghĩ đây cũng là điều kiện để tiếp tục thu hút tập hợp đông đảo hơn nữa người lao động tham gia tổ chức Công đoàn của chúng ta”, đồng chí Vàng A Lả cho hay.

Huy động mọi nguồn lực chăm lo đoàn viên

Theo đồng chí Vàng A Lả, hiện nay, nhà ở công vụ dành cho giáo viên “cắm bản” mới chỉ đáp ứng được khoảng 47-48%. Chính vì thế, đồng chí Lả luôn trăn trở, tìm kiếm mọi nguồn lực xã hội hóa để xây nhà cho các thầy cô giáo.

“Cứ thấy bất kể ở đâu có cơ hội thì phải tăng cường kết nối để huy động nguồn lực. Theo tinh thần ít cũng lấy, nhiều cũng nhận, tích tiểu thành đại. Tôi vẫn nói với anh em đồng nghiệp, việc mình đi tăng cường quan hệ, tìm kiếm các nguồn lực xã hội hóa không phải là về cho cá nhân mình là làm cho tổ chức Công đoàn, và chăm lo cho đoàn viên và người lao động của mình nên không có gì phải ngần ngại cả”, đồng chí Vàng A Lả chia sẻ.

Đồng chí Lả kể, điển hình như tháng 11/2023, LĐLĐ tỉnh Sơn La và LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức khánh thành nhà công vụ giáo viên Trường TH và THCS Chiềng Ân, xã Chiềng Ân, huyện Mường La.

“Tổng giá trị công trình trên 400 triệu đồng, trong đó, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng hỗ trợ 300 triệu đồng. Sau 2 tháng thi công, công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Công trình này sau khi hoàn thành đã giải quyết được những khó khăn về chỗ ở, giúp giáo viên yên tâm công tác, bám trường, bám lớp”, đồng chí Vàng A Lả cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo đồng chí Lả, hiện nay, vẫn còn hàng nghìn giáo viên ở vùng sâu vùng xa có nhu cầu về nhà ở công vụ.

“Với điều kiện còn nhiều khó khăn, việc huy động nguồn lực xã hội hóa cũng không thể đáp ứng, tôi thiết nghĩ chính phủ xem xét nghiên cứu có chương trình tổng thể xây dựng hệ thống nhà công vụ cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Đây thực sự là mong mỏi của đông đảo đoàn viên, người lao động cũng như đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp của tỉnh Sơn La”, đồng chí Lả chia sẻ.

Theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sơn La, chỉ có như vậy mới giải quyết được tổng thể câu chuyện nhà công vụ cho các thầy cô giáo yên tâm bám bản, bám trường, bám lớp ở tỉnh Sơn La nói riêng và ở những tỉnh có điều kiện tương tự nói chung. Và chỉ có như vậy, chất lượng giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn mới được nâng lên.

Mời độc giả đón xem chi tiết Talk Công đoàn:

Nỗ lực chăm lo người lao động Nỗ lực chăm lo người lao động

Thời gian qua, LĐLĐ TP Đà Nẵng và các cấp công đoàn đã tập trung nỗ lực thực hiện nhiều việc làm thiết thực nhằm ...

Sơn La: Chăm lo đoàn viên người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa Sơn La: Chăm lo đoàn viên người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa

Trong năm 2023, Công đoàn tỉnh Sơn La có nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động vùng sâu, vùng ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao những hoạt động của Công đoàn tỉnh Sơn La Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao những hoạt động của Công đoàn tỉnh Sơn La

Tại phiên bế mạc Đại hội Công đoàn tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng chí Phan Văn Anh - ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm