Hoạt động Công đoàn

Hỗ trợ hơn 7.000 lao động bị gián đoạn công việc do dịch bệnh

P.Đ
Tác giả: P.Đ
Trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ cho nhiều lượt người lao động bị gián đoạn công việc do ảnh hưởng Covid-19, với số tiền gần 23 tỷ đồng.
"Vườn rau Công đoàn", "Siêu thị công nhân" chăm lo sức khỏe người lao động Mở rộng phúc lợi cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng Thao diễn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các doanh nghiệp quốc phòng
Hỗ trợ hơn 7.000 lao động bị gián đoạn công việc do dịch bệnh
Người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được hỗ trợ. Ảnh: NLĐO

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ cho nhiều lượt người lao động bị gián đoạn công việc với số tiền gần 23 tỷ đồng.

Với nhóm đối tượng này, Viettel hỗ trợ một phần tiền lương, tham gia Bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản.

Với người lao động mắc Covid-19, phải điều trị tại các cơ sở y tế, Viettel hỗ trợ về lương và các chế độ ốm đau theo quy định. Người lao động và thân nhân khi bị mắc Covid-19 được Viettel chi trả chi phí điều trị nội khoa, thở máy và điều trị tim-phổi nhân tạo (ECMO). Đến nay, Tập đoàn đã hỗ trợ cho gần 600 trường hợp với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng.

Theo thống kê của Viettel, Tổng Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) có 5.581 người, chiếm hơn 80% lực lượng phải ngừng việc. Hoạt động của các công ty như Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, Công ty Thông tin M1, Tổng Công ty Viễn thông Viettel và các Viettel tỉnh, thành phố cũng bị gián đoạn một phần do diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại các địa phương.

"Các chính sách của Tập đoàn nhằm kịp thời động viên tinh thần, góp phần giúp các cán bộ nhân viên và gia đình đảm bảo, ổn định cuộc sống để yên tâm phục vụ hoạt động sản xuất", bà Vũ Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Nhân lực Viettel chia sẻ.

Năm 2020, Viettel chi 60 tỷ đồng khám sức khỏe cho gần 42.000 người lao động; triển khai chương trình cho phép cán bộ, công nhân viên mua bảo hiểm sức khỏe cho người thân với chi phí thấp hơn 30 - 45% so với tự mua lẻ. Trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp, quyền lợi bảo hiểm sẽ tiếp tục được duy trì và hỗ trợ thêm chi phí điều trị Covid-19.

Viettel Post hiện có trên 23.000 người lao động tham gia vào chuỗi cung ứng logistics ở tất cả 63 tỉnh, thành phố; trong đó lực lượng trực tiếp là 18.000 người. Thời gian qua, Viettel Post cũng là đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội đối với người dân vùng dịch.

Hỗ trợ hơn 7.000 lao động bị gián đoạn công việc do dịch bệnh
Người lao động của Viettel Post

Đối với người lao động phải dừng việc do dịch Covid-19, ngoài việc hỗ trợ người lao động tiếp cận với các chính sách của Nhà nước, tùy từng trường hợp, từng địa bàn và khu vực cụ thể, Viettel Post hỗ trợ hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng; triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời cho người lao động là F0, F1, F2 với mức kinh phí hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng/người.

Từ Tổng Công ty đến các bưu cục, các cấp quản lý, công đoàn của Viettel Post thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng và khó khăn của người lao động để hỗ trợ kịp thời. Viettel Post còn triển khai tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 cho 100% người lao động, trang thiết bị phòng, chống dịch; triển khai làm việc online đối với lực lượng gián tiếp và thực hiện "3 tại chỗ" đối với một số khu vực đặc thù... để người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.

Theo Trung tá Nghiêm Thị Minh Tâm, Trợ lý Công đoàn Viettel, nhằm động viên người lao động sớm trở lại công việc sau thời gian bị gián đoạn, Công đoàn Viettel đã quan tâm đến tâm lý người lao động, xây dựng môi trường gắn kết, kèm cặp trong công việc giữa người lao động với nhau, để cùng thực hiện mục tiêu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Vụ nợ BHXH của Công ty TNHH May Minh Hoàng 2: Đề nghị xử lý pháp luật với doanh nghiệp Vụ nợ BHXH của Công ty TNHH May Minh Hoàng 2: Đề nghị xử lý pháp luật với doanh nghiệp

Liên quan đến việc Công ty TNHH May Minh Hoàng 2 (KCN Điện Nam-Điện Ngọc, Quảng Nam) nợ BHXH của người lao động, Sở LĐ-TB&XH ...

Học sinh TP HCM đến trường và nỗi lo người ở nhà Học sinh TP HCM đến trường và nỗi lo người ở nhà

Sau Hà Nội 1 tuần, từ 13/12 TP HCM sẽ cho học sinh khối 1, 9 và 12 đến trường và trẻ mầm non sẽ ...

Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật

Năm 2021, trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện các chủ trương, ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm