Thị trường lao động

Hỗ trợ giao dịch việc làm cho NLĐ vùng đồng bào dân tộc

MINH ANH (T.H)
Tác giả: MINH ANH (T.H)
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 55/2023/TT - BTC, trong đó có quy định về ngân sách hỗ trợ giao dịch việc làm cho người lao động (NLĐ) thuộc vùng đồng bào dân tộc thuộc tiểu dự án 3 “Hỗ trợ việc làm bền vững”.
5 doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Bình có nhu cầu tuyển dụng 74 chỉ tiêu việc làm

Theo đó, Thông tư 55/2023/TT - BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ giao dịch việc làm cụ thể như sau: Chỉ thuê địa điểm trong trường hợp diện tích đơn vị được giao nhiệm vụ không đáp ứng được, thuê phương tiện vận chuyển hoặc thuê thiết bị, nhân công phục vụ cho việc giao dịch, các khoản chi khác (nếu có).

Mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phù hợp với quy mô sàn, phiên giao dịch, quy mô tổ chức hội chợ, ngày hội việc làm.

Bộ Tài chính ban hành chính cụ thể về ngân sách hỗ trợ giao dịch việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc. Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2023/TT - BTC hỗ trợ giao dịch việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, chi thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút NLĐ, doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao dịch việc làm: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 2 điều 4 Thông tư này. Chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động: thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 4 Thông tư này.

Về hỗ trợ kết nối việc làm thành công, ngân sách chi giới thiệu việc làm cho NLĐ thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách Nhà nước là 400.000 đồng/NLĐ tìm được việc làm (có giao kết hợp đồng lao động).

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành giá dịch vụ giới thiệu việc làm thì thực hiện thanh toán theo giá dịch vụ giới thiệu việc làm.

Trường hợp các nhiệm vụ chi quy định tại khoản 1 điều này của các trung tâm dịch vụ việc làm đã được đảm bảo từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, từ các chương trình, dự án, đề án khác thì không được sử dụng và quyết toán kinh phí từ chương trình này.

Hỗ trợ giao dịch việc làm cho NLĐ vùng đồng bào dân tộc
Người lao động bị giảm giờ làm, mất việc được hỗ trợ số tiền 1 đến 3 triệu đồng Người lao động bị giảm giờ làm, mất việc được hỗ trợ số tiền 1 đến 3 triệu đồng

Nối tiếp gói hỗ trợ đoàn viên theo Nghị quyết 06, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quyết định hỗ trợ số tiền 1 ...

Sẽ có Sàn giao dịch việc làm quốc gia kết nối doanh nghiệp và người lao động Sẽ có Sàn giao dịch việc làm quốc gia kết nối doanh nghiệp và người lao động

Hiện nay, Cục Việc làm đang triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch việc làm kết nối với cơ sở dữ liệu ...

Chuyên gia: Hỗ trợ lao động mất việc, không chỉ là trợ cấp tiền Chuyên gia: Hỗ trợ lao động mất việc, không chỉ là trợ cấp tiền

Các chuyên gia cho rằng, hỗ trợ cho người lao động cần chú trọng nhiều hơn vào đào tạo, duy trì việc làm một cách ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm