Hoạt động Công đoàn

Hạnh phúc giản dị của gia đình thủy thủ được xây dựng bằng sự thấu hiểu

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Từng là sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và du học Nhật Bản, chị Bùi Thị Thảo đã gác lại đam mê của bản thân để chồng chị yên tâm xuống tàu làm việc.
Hàng chục tỉ đồng chăm lo, hỗ trợ người lao động Huy động vốn lãi suất cao bất thường ở Công ty Nhật Nam: Kỳ 1 – Nhà đầu tư “vỡ mộng”
Hạnh phúc giản dị của gia đình thủy thủ được xây dựng bằng sự thấu hiểu
Chị Thảo cùng con gái (thứ hai và thứ ba, từ trái qua) tại Hội nghị "Tôn vinh sĩ quan, thuyền viên tiêu biểu, xuất sắc lần thứ II, năm 2022" do Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức. Ảnh: CĐ

“Cuộc sống của chúng em không có nhiều sóng gió, có lẽ bởi được xây dựng trên cơ sở tình yêu. Chúng em đã có thời gian dài tìm hiểu, gắn bó, thông cảm cho công việc của nhau. Yêu và cưới anh ấy, em đã xác định được những vất vả ở phía trước” - chị Bùi Thị Thảo cho biết.

Chị Thảo (sinh năm 1988) là vợ của anh Nguyễn Văn Toản - Máy Nhất (tàu Inlaco Accord, Công ty CP Vận tải biển và Hợp tác lao động Quốc tế). Hai vợ chồng quen nhau khi cùng học ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Chị Thảo học khoa Kinh tế ngoại thương. Anh Toản học khoa Máy tàu biển. Khi còn học trong Trường, chị Thảo thích tìm hiểu các ngành nghề, công việc. Sinh ra tại TP Hải Phòng, gia đình chị có nhiều người thân đi tàu. Bản thân chị Thảo đã xác định lấy chồng đi tàu phải thông cảm và thấu hiểu công việc đặc thù.

“Hai vợ chồng đến với nhau vì tình yêu, hiểu và thông cảm cho nhau. Chồng em tính hướng nội, có phần chững chạc hơn so với tuổi. Dù anh có đi xa nhưng luôn dành sự quan tâm cho gia đình và vợ con” - chị Thảo chia sẻ.

Còn anh Toản kể: “Sau 7 năm yêu nhau, chúng tôi mới quyết định làm đám cưới. Một hành trình dài khi bắt đầu làm quen từ năm học cuối. Đến khi ra trường, vợ tôi nhận lời yêu. Khi tôi bắt đầu đi tàu thì vợ đi du học Nhật Bản để học tiếng Nhật, thực hiện ước mơ trở thành giáo viên. Tháng 6/2012, tôi tốt nghiệp đại học, xuống tàu đi làm. 3 năm sau, tôi về đất liền, vợ về nước thì làm đám cưới. Khi ấy, tôi 28 tuổi”.

Hạnh phúc giản dị của gia đình thủy thủ được xây dựng bằng sự thấu hiểu
Gia đình chị Thảo và anh Toản. Ảnh: NV

Anh Toản, chị Thảo hiện tại có với nhau 3 người con. Lần nào chị Thảo mang thai là anh Toản lại ở trên tàu. Khi anh về, con đã mấy tháng tuổi. Lúc chị Thảo sinh con đầu lòng, anh Toản đang ở châu Phi. Trong lòng anh đang thấp thỏm không yên, may mắn, tàu đi tới khu vực có sóng điện thoại, anh Toản liên tục gọi điện về nhà hỏi thăm tình hình. Lần đầu được làm bố, ngoài hạnh phúc, anh Toản dặn lòng phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa trong công việc.

“Những lần tiếp theo, tàu ở khu vực không có sóng điện thoại nên con chào đời xong xuôi, tôi mới nhận được tin. Lần nào, gia đình cũng chụp ảnh gửi cho tôi để vơi nỗi nhớ nhà" - anh Toản tâm sự.

Lần mang thai con thứ hai, chị Thảo gác lại đam mê, chờ khi nào con lớn sẽ trở lại với công việc dạy học nên đã quyết định nghỉ dạy ở Trung tâm Ngoại ngữ để anh Toản yên tâm đi tàu. Hiểu anh Toản rất yêu nghề nên chị xác định là hậu phương vững chắc.

Hạnh phúc giản dị của gia đình thủy thủ được xây dựng bằng sự thấu hiểu
Chị Thảo và con gái đầu lòng. Ảnh: CĐ

“Người chồng là trụ cột gia đình, là chỗ dựa cho cả nhà. Chồng thường xuyên vắng nhà sẽ là một sự vất vả cho người vợ. May mắn là em được bố mẹ hai bên hỗ trợ. Bố mẹ luôn động viên em khắc phục khó khăn, tập trung chăm sóc con cái khi chồng đi làm xa. Mỗi chuyến anh ấy đi biển, em rất lo lắng dù không thể hiện ra. Ở nhà nghe tin về những cơn bão trên biển, động đất, sóng thần, những vụ cướp biển khi tàu băng qua đại dương, em thấy lo. Em không mong muốn gì hơn là thời tiết thuận lợi, không quá khắc nghiệt để các anh đi tàu thuận buồm xuôi gió, đi đến nơi về đến chốn” - chị Thảo cho biết.

Hai năm đại dịch Covid-19 bùng phát, anh và những thuyền viên trên tàu đã trải qua những ngày tháng khó khăn. Thuyền viên chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhưng vẫn phải thường xuyên đến các vùng dịch trên thế giới, nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Còn chị Thảo, hai năm dịch bệnh Covid-19 là hai năm bồn chồn, đầy những lo âu.

“Em lo tàu đang đi giữa biển, chưa cập cảng mà các anh ấy mắc Covid-19 thì sẽ thế nào? Em cầu mong cả tàu an toàn, sớm cập cảng Việt Nam để các anh ấy được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất” - chị Thảo chia sẻ thêm.

Trong 7 năm kết hôn, thời gian chị Thảo và anh Toản ở bên nhau không dài. Vì thế, mỗi khi tàu cập cảng, anh Toản ngay lập tức gọi điện kể cho vợ con nghe những chuyện diễn ra sau mỗi hành trình. Cô con gái lớn của anh chị (7 tuổi) luôn háo hức khi nghe bố kể về cuộc sống ở các quốc gia nơi tàu cập cảng và chuyện sinh hoạt trên tàu.

Qua những câu chuyện ấy, chị Thảo và các con cũng hiểu hơn về những khó khăn, vất vả của nghề đi biển. Vì tin tưởng và thấu hiểu, chị càng cố gắng làm tốt vai trò của hậu phương. Còn anh Toản, sau mỗi chuyến đi biển, anh luôn dành phần nấu cơm, trông con. Sự thấu hiểu, chia sẻ và tin tưởng chính là những viên gạch vững chắc để hai vợ anh chị cùng nhau vun đắp hạnh phúc gia đình.

Hạnh phúc giản dị của gia đình thủy thủ được xây dựng bằng sự thấu hiểu
Con gái đầu lòng của anh Toản, chị Thảo. Ảnh: CĐ

"Làm vợ thủy thủ, em không thấy quá vất vả vì có bố mẹ hai bên thấu hiểu, chồng luôn dành sự quan tâm từ xa. Hằng năm, Công ty và Công đoàn tổ chức tiệc tất niên, tặng quà, tổ chức hoạt động văn hóa, tinh thần cho các gia đình thuyền viên. Em thấy việc làm đó rất ý nghĩa. Bởi, sau một năm làm việc vất vả, các gia đình thuyền viên gắn kết với nhau hơn và cũng gắn bó với Công ty hơn" - chị Thảo cho biết.

"Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến những sự hi sinh thầm lặng nơi hậu phương của các thuyền viên. Đó là những người cha, người mẹ, người vợ, người con chấp nhận thiệt thòi về tình cảm để các anh yên tâm công tác. Tôi muốn nói với hậu phương của những người thủy thủ rằng, những người con, người chồng, người cha của chúng ta đang làm công việc đáng tự hào. Chúng tôi tin tưởng rằng gia đình các sĩ quan, thuyền viên sẽ lan tỏa nét văn hóa tốt đẹp này, góp phần tạo nên những thế hệ thuyền viên tương lai" - ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết.

Con đường sóng gió đến với con chữ của thầy giáo ở đảo Song Tử Tây Con đường sóng gió đến với con chữ của thầy giáo ở đảo Song Tử Tây

Sinh ra trong cảnh nghèo khó, hơn ai hết, thầy Nguyễn Hữu Phú (giáo viên Trường Tiểu học xã Song Tử Tây, huyện đảo Trường ...

Ấn tượng Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” Ấn tượng Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Phát biểu tại đêm Chung kết Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” lần thứ Nhất (tối ngày 26/6), PGS. ...

Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm... Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm...

Theo Báo Tuổi Trẻ thông tin, sáng 14/6, khi thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở tại diễn đàn Quốc ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm