![]() |
Ra mắt điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty TNHH Giày Trường Xuân - Ảnh: NGỌC ÁNH |
LĐLĐ Thành phố Hà Nội hỗ trợ mỗi đơn vị 50 triệu đồng để xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa, với mong muốn tạo điều kiện tốt cho công nhân rèn luyện thể chất, vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng.
Công ty TNHH Giày Trường Xuân có địa chỉ tại Cụm công nghiệp Cam Thượng (Ba Vì), chuyên sản xuất giày xuất khẩu, có hơn 600 cán bộ, công nhân viên đang làm việc trực tiếp. Trong đó, có 200 lao động là người dân tộc thiểu số và công nhân địa phương sinh hoạt và ăn ở thường xuyên tại Công ty.
Công ty đã xây dựng khu nhà ở cấp 4 cho công nhân với 09 phòng ở và 01 phòng sinh hoạt chung diện tích 80m mét vuông, được trang bị điều hòa, giá để sách báo, bàn ghế phục vụ việc đọc và hội họp...
![]() |
Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội Hoàng Thanh Sơn hướng dẫn công nhân Công ty TNHH Giày Trường Xuân sử dụng hiệu quả tủ sách pháp luật - Ảnh: NGỌC ÁNH |
Đồng chí Kiều Đức Thắng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Giày Trường Xuân cho biết, bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, doanh nghiệp còn quan tâm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, đặc biệt là công nhân trong khu nội trú. Đồng chí rất phấn khởi khi được LĐLĐ Thành phố, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội hỗ trợ kinh phí để có thể trang bị thêm ti vi màn hình lớn, loa, tủ sách, dụng cụ chơi bóng bàn...
Phát biểu tại lễ ra mắt điểm sinh hoạt văn hoá công nhân tại Công ty Giày Trường Xuân, đồng chí Hà Đông – Trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành phố Hà Nội cho hay: “Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đáp ứng được sự mong mỏi hưởng thụ văn hoá của người lao động. Đây là sân chơi lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân Công ty giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc, tăng tình đoàn kết giữa anh chị em công nhân”.
![]() |
Đồng chí Hà Đông, Trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành phố Hà Nội trao quyết thành lập điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty TNHH Giày Trường Xuân - Ảnh: NGỌC ÁNH |
Trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn Công đoàn Công ty xây dựng quy chế rõ ràng để anh chị em công nhân tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hoá có nề nếp, đạt hiệu quả cao, góp phần hạn chế, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong công nhân lao động nhất là đối với lực lượng lao động trẻ.
Chị Đỗ Thị Lương, quê Phú Thọ, công nhân Công ty TNHH Giày Trường Xuân chia sẻ: “Tôi xa gia đình nhưng may mắn được Công ty bố trí cho ở khu nội trú miễn phí. Trước đây, sau giờ tan làm tôi chỉ ngủ hoặc làm bạn với cái điện thoại. Nay có nơi sinh hoạt văn hoá, tôi và các chị em ở đây sẽ được tham gia thể thao nâng cao sức khoẻ, giao lưu văn hoá văn nghệ, đọc sách báo, xem thời sự”.
![]() |
Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á - Ảnh: NGỌC ÁNH |
Đóng tại huyện Gia Lâm, Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á có gần 200 lao động. Nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và được LĐLĐ Thành phố Hà Nội hỗ trợ, cùng với sự đầu tư đồng bộ của doanh nghiệp, điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đã hoàn thành, gồm 02 phòng sinh hoạt văn hóa có tủ sách, ghế ngồi, bàn, máy tính, màn hình led, loa, micro...; sân cầu lông, bóng chuyền; phòng tập thể thao với tổng diện tích trên 200 mét vuông.
Đồng chí Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á nói: “Đây sẽ là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi lành mạnh thu hút đông đảo đoàn viên, công nhân lao động tham gia sau giờ làm việc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên. Đồng thời, đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, kiến thức xã hội; tạo môi trường giao lưu, tăng cường tình đoàn kết, xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công nhân lao động”.
Như vậy, tính cả 2 điểm mới thành lập, hiện nay địa bàn Hà Nội có 54 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đặt tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Các địa điểm này góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cán bộ, đoàn viên, người lao động và Nhân dân trong khu vực.
![]() Trong ngày 28/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động nổi bật, ý nghĩa hướng về đoàn ... |
![]() Ngày 28/7, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho anh Hồ ... |
![]() Sáng 28/7/2022, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn chính thức ra mắt Chuyên trang Cuộc sống An toàn. Với giao diện ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
