Công đoàn

Hà Nội giảm tai nạn lao động nghiêm trọng

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Báo cáo tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội cho biết, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng giảm, nạn nhân hầu hết là lao động phổ thông.
Hà Nội giảm tai nạn lao động nghiêm trọng
Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố Hà Nội thăm công nhân bị TNLĐ - Ảnh: Ngọc Ánh

Qua báo cáo từ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp và quá trình điều tra tTNLĐ năm 2021 cho thấy trên địa bàn thành phố xảy ra 275 vụ TNLĐ, làm 298 người bị nạn.

Cụ thể, số vụ TNLĐ theo hợp đồng lao động là 127 vụ, làm 131 người bị nạn, trong đó 27 người chết, 54 người bị thương nặng, 50 người thương nhẹ. Số vụ TNLĐ không theo hợp đồng lao động là 148 vụ, làm 167 người bị nạn, trong đó có 16 ngời chết, 36 người bị thương nặng.

Số liệu chỉ ra rằng, so với năm 2020, số vụ TNLĐ nghiêm trọng (có người chết) của năm 2021 giảm 16 vụ, số người chết và bị thương nặng cũng giảm. Các vụ TNLĐ chủ yếu do ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành Xây dựng (45,6%), sản xuất cơ khí (21%), lắp ráp linh kiện (15%)...

Nạn nhân của các vụ TNLĐ hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng, không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Cũng trong năm 2021, đoàn điều tra TNLĐ Thành phố Hà Nội đã điều tra và kết luận 23/27 vụ. Các kết luận được đánh giá chính xác, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Đối với các vụ TNLĐ đã kết luận, nạn nhân đều được giải quyết đầy đủ chế độ, đảm bảo quyền lợi ít nhất bằng quy định pháp luật và chủ yếu cao hơn quy định.

Bên cạnh đó, tính tới thời điểm báo cáo (15/3/2022), trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 86 người bị bệnh nghề nghiệp.

Ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đánh giá, trong năm 2021, các cấp chính quyền thành phố có nhiều cố gắng thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, Luật ATVSLĐ cũng được thực hiện tốt nên ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động được nâng cao.

Chính vì vậy, nhiều sự cố, nguy cơ mất an toàn lao động được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, góp phần bảo vệ môi trường, tính mạng, sức khỏe của người lao động.

Mặc dù vậy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhìn nhận công tác phổ biến giáo dục pháp luật về ATVSLĐ chưa thường xuyên, liên tục; nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, lao động tự do còn hạn chế.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm về công tác ATVSLĐ năm 2022 đã được chỉ rõ, đó là thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về ATVSLĐ. Đồng thời xử lý nghiêm các vụ TNLĐ nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và của công dân.

Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thường Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thường

Suốt cả ngày 7/5 nhiều tờ báo và mạng xã hội thông tin về một công nhân làm việc ở TP.HCM tên là Chu Đức ...

Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 2: Người mẹ Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 2: Người mẹ "thanh sắt" của Thắng

Bà Trần Thị Khuyên đi vào từ cửa hông nhẹ nhàng gần nhưng không ai hay biết. Tôi đứng dậy chào bà. Đó là một ...

Nhiều hoạt động ý nghĩa khởi động Tháng Công nhân 2022 Nhiều hoạt động ý nghĩa khởi động Tháng Công nhân 2022

Tại các ngành, địa phương, các cấp Công đoàn đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng, triển khai thiết thực, hiệu quả, sáng ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm