Đời sống

Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thường

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Suốt cả ngày 7/5 nhiều tờ báo và mạng xã hội thông tin về một công nhân làm việc ở TP.HCM tên là Chu Đức Thắng không may bị trộm lấy hết tiền và giấy tờ tùy thân, phải đi bộ về quê ở Quảng Bình. May mà được Công an Quảng Ngãi quan tâm giúp đỡ mới có thể hồi hương.

Dư luận dậy lên một câu hỏi: Vì sao đến hôm nay rồi khi dịch dã đã lắng xuống mà vẫn còn cảnh người lao động phải đi bộ về quê, trong khi quãng đường từ TP.HCM về Quảng Bình dài đến 1.300 cây số? Thực hư câu chuyện thế nào, liệu có gì ẩn khuất phía sau?

Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thường
Anh Chu Đức Thắng. Ảnh: PXD

Ra tận nơi để... mắt thấy, tai nghe

Chiều 7/5 chúng tôi tức tốc từ Quảng Trị chạy hơn 100 cây số đến sát phà Quán Hàu thì tìm đường vào xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khi trời vừa tối. Sau vài lần hỏi thì tôi đã đến được đội 2, thôn Quyết Tiến. Hỏi tên anh Chu Đức Thắng, một chị đáp: "Vùng này làm gì có ai họ Chu? Hay anh sang quán cà phê bên cạnh hỏi xem sao?".

Chúng tôi vội sang quán cà phê, thấy một nhóm thanh niên đang ngồi chơi, chắc đang thư giãn sau buổi ăn tối. Khi nghe hỏi chuyện, một anh thanh niên vội nói: "À, đúng là anh Thắng con bà Khuyên. Còn họ Chu hay không thì cháu không biết. Để cháu dẫn vào".

Đưa chúng tôi vào đến trước ngõ, thấy khách có vẻ ngỡ ngàng, anh thanh niên nói tiếp: "Nhà thì cũng khang trang nhưng chẳng khá giả gì đâu..." rồi bỏ lửng... Anh cất tiếng gọi: "Bà Khuyên ơi, có khách..." nhưng chẳng thấy ai đáp.

Một thanh niên xuất hiện lặng im. Tôi vội chào và hỏi: "Xin hỏi, anh có phải là anh Thắng, Chu Đức Thắng?". Người đàn ông nửa như gật đầu, nửa có vẻ như không.

Trước mặt tôi là một người đàn ông tầm vóc nhỏ thó, gương mặt sạm nắng và có vẻ hốc hác. Nhắc lại sau một chuyến đi khác thường, thỉnh thoảng nhìn vào khoảng không trước mặt Thắng cười không thành tiếng một cách bí hiểm. Một người cũng dễ gần nhưng có vẻ không dễ hiểu.

Sau vài câu đối thoại làm quen, rồi gạn hỏi, được biết anh Thắng năm nay 37 tuổi, chưa lập gia đình, từng vào Nam làm công nhân bao bì ở quận Bình Chánh, nên bắt đầu câu chuyện cần giải mã.

Tôi gợi chuyện: "Anh có phải là Chu Đức Thắng đi bộ từ trong TP.HCM để về quê như mọi người và báo chí hôm nay đã nói hay không?". Anh đáp gọn: "Vâng, đúng là tôi, nhưng tôi có làm gì sai đâu, tôi cũng không ăn cắp, ăn trộm, không làm hại ai".

Khi hỏi tiếp vì sao anh lại quyết định đi bộ về quê mà không nhờ công ty hay anh em bạn bè cùng làm giúp đỡ tiền xe về quê, anh đáp: "Tôi mất hết giấy tờ và tiền bạc, làm ăn cũng không được, toàn gặp rủi ro nên muốn về quê. Mình muốn về thì cứ về thôi, nhờ ai chi phiền hà. Mình cứ đi bộ để coi có về nhà được không và coi cuộc đời mình khổ đến đâu cho biết".

Lại hỏi anh gặp chuyện gì không may? Anh đáp: "Ừ, thì nhiều khi đi đường, vô tình bị xe tông, tỉnh ra thấy mình đã nằm trong bệnh viện... Không biết chuyện gì đã xảy ra".

Kỳ 1: Từ người con đi bộ khác thường
Tác giả trò chuyện cùng anh Thắng. Ảnh: XD

Tiện đâu ngủ đó

Khi hỏi hành trình đi bộ ra sao trong thời tiết mưa nắng thì anh thản nhiên cho biết: "Có gì đâu, mình cứ đi bộ thôi và dùng tâm mình quét sạch đường sá. Mọi người thấy mình đi bộ thì gọi lại cho mình đồ ăn, tối đến thì tiện đâu ngủ đó, có khi ngủ võng, có khi ngủ vỉa hè, không làm phiền ai... cứ thế mà đi hơn nửa tháng. Đến khi gặp Công an Quảng Ngãi, họ nói đừng đi bộ nữa, để họ gửi nhờ xe mà về quê, thì mình lên xe...".

Trong khi tôi trò chuyện thì những người hàng xóm, phần nhiều là phụ nữ nghe nhà có khách nên sang chơi. Họ ngồi nghe và góp chuyện. Một người xen vào giải thích: "Thắng đi bộ mà đi chân đất mới khiếp. Anh xem bàn chân của nó. Thắng đưa chân lên đi cháu".

Thắng làm theo, tôi thấy hai lòng bàn chân anh chai sạn và dày lên, sẫm lại một màu. Hình dung bàn chân này đã đi hàng trăm cây số dọc theo quốc lộ 1, bất giác tôi rùng mình, còn những người phụ nữ chứng kiến thì xuýt xoa không dứt. Có người che mặt.

Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thườngAnh Chu Đức Thắng và con chó nhỏ đồng hành trong chuyến đi bộ khác thường. Ảnh: PXD

Một con chó vàng dễ thương chạy lại, ai đó reo lên: "Đây, ai đời đã đi bộ vất vả mà có người cho con chó cũng nhận, đem từ trong đó ra đây, bạn đồng hành với Thắng đó". Anh Thắng cười, mắt dịu lại, ôm con chó vào lòng âu yếm.

Một người góp chuyện thêm trong tình nghĩa xóm giềng: "Nó nói đi làm kiếm tiền giúp mẹ trả nợ mà rồi cũng không được gì. Còn mẹ nó, bà Khuyên chắc bây giờ còn kiếm rơm về nuôi bò. Bà làm đủ việc, không từ nghề gì. Một mình bà, bơm thuốc trừ sâu thuê cho bà con nơi đây, người cứ quắt lại nhưng không ngơi tay, làm cả ngày, tối rồi còn làm. Có hôm khi đi bơm thuốc, đêm xuống, mệt quá, bà tạm ngả lưng bên bờ ruộng cho đỡ mỏi, ngờ đâu ngủ đến sáng mới về nhà..."

Tôi nhìn đồng hồ, bữa cơm tối đã qua từ lâu mà bà Khuyên vẫn chưa về...

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về câu chuyện và số phận của anh công nhân đi bộ về quê ở kỳ sau. Kỳ 2: "Bà mẹ khác thường".

Người dân tặng xe máy cho những công nhân đi bộ về quê tránh dịch Người dân tặng xe máy cho những công nhân đi bộ về quê tránh dịch

Những thành viên của Fanpage Đắk R’Lấp 24H đã tặng 5 chiếc xe máy cho công nhân, người lao động đi bộ, đạp xe đạp ...

Những cuộc hồi hương lặng lẽ: Ngủ vạ vật lề đường, hái lá cây làm chiếu Những cuộc hồi hương lặng lẽ: Ngủ vạ vật lề đường, hái lá cây làm chiếu

Mất việc kéo dài, nguồn thức ăn cạn kiệt khiến nhiều lao động tự do quê ở các tỉnh miền núi phía Bắc không thể ...

Những cuộc hồi hương lặng lẽ - Kỳ 2: Giữa đường gặp quý nhân Những cuộc hồi hương lặng lẽ - Kỳ 2: Giữa đường gặp quý nhân

Thật khó hình dung nỗi vất vả và những bất trắc có thể xảy đến với những lao động nghèo bỏ phố về quê, nếu ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm