Hoạt động Công đoàn
LĐLĐ tỉnh Phú Thọ:

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ

PHƯƠNG UYÊN
Tác giả: PHƯƠNG UYÊN
Hơn 300 cán bộ công đoàn, cán bộ phòng văn hoá các huyện, thành thị và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn tỉnh đã tham dự hội nghị truyền thông về văn hóa ứng xử và phòng, chống bạo lực trong gia đình.

Nhằm thiết thực tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/06, hướng tới kỷ niệm 93 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/07/1929 - 28/07/2022), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Truyền thống văn hoá ứng xử và phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ nhân Ngày Gia đình Việt Nam năm 2022”.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Ngọc Hướng, Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ; ông Nguyễn Việt Trung, Phó giám đốc Sở VHTT&DL; ông Hoa Hữu Vân, nguyên Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL; lãnh đạo LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc và 300 CNVCNLĐ, 20 gia đình CNVCNLĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Nhân dịp này, LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đã trao 20 suất quà cho 20 gia đình lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
Đồng chí Nguyễn Ngọc Hướng, Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu

Chỉ thị 06 - CT/TƯ ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới nêu rõ: Xây dựng gia đình là vấn đề lớn hết sức hệ trọng của mỗi dân tộc ở mọi thời đại. Bởi, gia đình hạnh phúc chính là nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc. Do đó, công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ: “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; kỹ năng can thiệp, hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, CNVCNLĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là cần thiết. Qua đó, tạo hiệu ứng tích cực trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đoàn viên, CNVCNLĐ trong phòng, chống bạo lực gia đình; ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bị bao lực gia đình. Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền có hiệu quả, cần cung cấp cho NLĐ những kiến thức chung về đời sống gia đình; văn hóa ứng xử trong gia đình; những điều cần biết cho hôn nhân và gia đình; chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tuyên truyền thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân - gia đình, Luật Bình đẳng giới, công tác bình đẳng giới; về các kỹ năng ứng xử trong gia đình, văn hóa ứng xử trong gia đình, từ đó, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đã trao 20 suất quà cho 20 gia đình NLĐ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN

Tại Hội nghị, các đại biểu được giao lưu, trao đổi, với ông Hoa Hữu Vân, nguyên Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL về vấn đề gia đình trong tình hình mới và công tác xây dựng gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ông Vân chia sẻ: “Niềm hạnh phúc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phần lớn là dựa vào gia đình của NLĐ. Do đó, câu chuyện của mỗi gia đình là câu chuyện của cả đất nước. Nếu phân tích số liệu tỉnh Phú Thọ, năm 2021 xảy ra 110 vụ bạo lực gia đình. Nếu lấy số xã, phường, thị trấn là 225/110 vụ, thì bình quân 2 xã mới xảy ra 01 vụ/năm. Tuy nhiên, khi được hỏi, có ai bị bạo lực gia đình không thì chẳng ai dám thừa nhận. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bạo lực gia đình ngày càng bị gia tăng”.

Ông Hữu Vân đề xuất: “LĐLĐ tỉnh cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu ở mỗi cấp công đoàn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng gia đình”.

Cơ hội “vàng” để tuyên truyền tới NLĐ

Tại Hội nghị, đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo và Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ: “LĐLĐ tỉnh luôn xác định công tác xây dựng gia đình là nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành thường xuyên trong các cấp công đoàn. Hội nghị là dịp để LĐLĐ tỉnh triển khai tuyên truyền rộng rãi tới cán bộ đoàn viên, CNVCNLĐ về tầm quan trọng của công tác gia đình; giữ gìn các giá trị chuẩn mực văn hoá gia đình Việt trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện đại. Nâng cao nhận thức xây dựng hạnh phúc không chỉ là việc riêng của mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần tạo nên sức mạnh của đất nước. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền triển khai các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chí ứng xử trong gia đình về đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam”.

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
Ông Nguyễn Việt Trung, Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ trao quà cho các gia đình NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn hoá ứng xử trong gia đình ngày càng được quan tâm với mục tiêu là ổn định, củng cố theo tiêu chí ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trong gia đình hiện đại, các thành viên được quan tâm, chia sẻ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau tham gia lao động, công việc xã hội, cùng quyết định những vấn đề chung. Tuy nhiên, trong guồng quay của xã hội hiện đại, phần nào đã ảnh hưởng đến các giá trị tốt đẹp trong văn hoá ứng xử gia đình Việt. Từ đó dẫn đến các vấn đề, như: phân hoá giàu, nghèo; tình trạng ly hôn, ly thân, mâu thuẫn giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống… Nguyên nhân là do giáo dục gia đình không còn cơ bản.

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
Tiết mục văn nghệ khai mạc Hội nghị. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN

“Giáo dục gia đình đang là nỗi lo, là thách lớn thức của gia đình Việt Nam mà nguyên nhân cơ bản là do giáo dục gia đình không còn cơ bản. Cuộc sống bận rộn, cơm áo gạo tiền, nhiều gia đình đã phó thác việc dạy dỗ con em mình cho người giúp việc, gia sư và nhà trường mà quên mất trách nhiệm của mình là phải dạy dỗ con trở thành người tốt”, ông Vân khẳng định.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL cho rằng, để thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thì mỗi địa bàn, mỗi tổ chức phải làm tốt công tác tư vấn, hoà giải và tuyên truyền giáo dục, đạo đức, lối sống trong mỗi gia đình. Đó chính là giải pháp căn cơ lâu dài để phòng, chống bạo lực gia đình.

LĐLĐ tỉnh Phú Thọ hỗ trợ kịp thời lực lượng tuyến đầu phòng, chống Covid-19 LĐLĐ tỉnh Phú Thọ hỗ trợ kịp thời lực lượng tuyến đầu phòng, chống Covid-19

Sáng ngày 15/11/2021 Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã về thăm hỏi, động viên và trao ...

LĐLĐ tỉnh Phú Thọ: Quỹ “Trợ vốn cho đoàn viên công đoàn” chăm lo đời sống CNVCLĐ LĐLĐ tỉnh Phú Thọ: Quỹ “Trợ vốn cho đoàn viên công đoàn” chăm lo đời sống CNVCLĐ

Quỹ “Trợ vốn cho đoàn viên công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ được sự đóng góp xây dựng của các cấp ...

15 năm thực hiện chương trình nhà ở 15 năm thực hiện chương trình nhà ở "Mái ấm Công đoàn" tỉnh Phú Thọ

Năm 2006, Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn". Hưởng ứng chương trình, 15 năm qua đã có ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm