Ai cũng mong muốn có một gia đình hạnh phúc bởi đây sẽ là điểm tựa để mỗi người yên tâm công tác, lao động sản xuất, phát huy năng lực và tích cực đóng góp công sức vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nói riêng và sự phồn vinh của quê hương, đất nước nói chung.
Một gia đình hạnh phúc nên và cần được sống trong một căn nhà kiên cố để sau những giờ làm việc vất vả, người lao động được trở về chăm sóc cha mẹ già, nuôi dạy con cái, thương yêu người bạn đời và chính bản thân mà không phải lo chuyện nắng mưa trên đầu. Nhưng, ở ngoài kia vẫn có rất nhiều công nhân, lao động sống trong những căn nhà dột nát ngày mưa và xiêu vẹo ngày gió.
Thấu hiểu điều ấy, với mong muốn chia sẻ, giúp đỡ đoàn viên, người lao động có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống, năm 2006, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn” đến các cấp công đoàn, đoàn viên và người lao động. Từ chương trình của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đã triển khai và vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia ủng hộ Chương trình và xây dựng Quỹ “Mái ấm công đoàn” tỉnh.
![]() |
Đồng chí Phạm Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Phú Thọ trao kinh phí hỗ trợ xây nhà ở “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên CĐCS Công ty TNHH CN Hài Mỹ Phú Thọ. (Ảnh: LĐLĐ tỉnh Phú Thọ) |
Ngay từ khi triển khai Chương trình, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã thành lập, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban quản lý Quỹ “Mái ấm công đoàn” tỉnh Phú Thọ, ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ “Mái ấm công đoàn” tỉnh Phú Thọ. Hằng năm, Ban quản lý Quỹ đã tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh xây dựng Chương trình, kế hoạch hoạt động, chỉ tiêu vận động; chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình để đoàn viên, công nhân, viên chức lao động hiểu và tích cực ủng hộ.
Quá trình triển khai thực hiện luôn được Ban quản lý Quỹ và các cấp công đoàn tiến hành đảm bảo chặt chẽ theo quy trình từ công tác tổ chức bình xét tại các CĐCS đến việc rà soát hồ sơ xây dựng, lập dự toán công trình, công tác khảo sát hoàn cảnh và thực trạng nhà ở của đoàn viên, công nhân, viên chức lao động; thông qua Hội đồng xét duyệt kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở và theo dõi, giám sát kiểm tra, công trình xây dựng. Các nội dung triển khai xây dựng công trình đều có sự giám sát, tham gia của khu dân cư, CĐCS và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Định kỳ hằng năm, Ban quản lý Quỹ tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động, đề ra các chỉ tiêu, phương hướng hoạt động Quỹ cho những năm tiếp theo.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Ngọc Hướng – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ trao hỗ trợ tới gia đình đoàn viên Vũ Thuý Xuân. (Ảnh: Khánh Vân) |
Từ chỗ còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác tuyên truyền, vận động đến khảo sát, giám sát thi công, hoàn thiện, cán bộ Công đoàn Phú Thọ đã vừa làm vừa học, linh hoạt điều chỉnh với mỗi trường hợp đoàn viên khó khăn được nhận hỗ trợ. Chặng đường 15 năm nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt trải qua hai năm dịch Covid-19.
15 năm qua, số tiền hơn 24,1 tỷ đồng đã được đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tin tưởng và đóng đóp vào Quỹ "Mái ấm công đoàn" tỉnh. Một phần số tiền ấy đã được sử dụng để xây mới 499 căn nhà và hỗ trợ sửa chữa 44 mái ấm. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ kịp thời một bộ phận đoàn viên, công nhân lao động có thu nhập thấp phải thuê nhà ở, trong Tháng công nhân hằng năm, LĐLĐ tỉnh đã trích từ Quỹ "Mái ấm công đoàn" tỉnh kinh phí trợ cấp cho hơn 1.400 đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn phải thuê nhà ở.
Không dừng lại ở việc giúp đỡ người lao động trong tỉnh, LĐLĐ tỉnh còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội của Cụm thi đua 7 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Từ Quỹ “Mái ấm công đoàn”, LĐLĐ tỉnh đã hỗ trợ 195 triệu đồng để cùng các tỉnh trong Cụm hỗ trợ xây dựng 08 nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.
![]() |
Đoàn viên Phan Thị Tân nhận hỗ trợ từ Quỹ "Mái ấm công đoàn" tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: LĐLĐ tỉnh Phú Thọ) |
Chương trình “Mái ấm Công đoàn” là một hoạt động xã hội nhân văn to lớn của tổ chức Công đoàn, thể hiện vai trò của tổ chức trong công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên công đoàn. Chương trình đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Đây cũng chính là lời khẳng định của tổ chức Công đoàn luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Để chương trình ngày càng phát huy hiệu quả, công tác chăm lo ngày càng tốt hơn, trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh Phú Thọ sẽ đẩy mạnh các cách làm linh hoạt, sáng tạo, góp phần mang lại niềm vui an cư đến với nhiều đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
![]() Sau khi được tăng lương, toàn bộ công nhân Xưởng Nhúng, Công ty TNHH Găng tay DongWon Việt Nam (sau đây viết tắt là Công ... |
![]() Quỹ “Trợ vốn cho đoàn viên công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ được sự đóng góp xây dựng của các cấp ... |
![]() Sáng ngày 15/11/2021 Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã về thăm hỏi, động viên và trao ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
