![]() |
Ngành Y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân ở KCN Long Giang, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Đ.X |
Hàng trăm công nhân F0 tại nhà máy
Công ty CP Gò Đàng, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang thực hiện phương án “3 tại chỗ” (ăn - ở - sản xuất tại chỗ) từ 15/7. Ngành Y tế địa phương sau đó tiến hành lấy mẫu gộp xét nghiệm Covid-19 cho công nhân thì phát hiện 30 mẫu dương tính với Sars-CoV-2. Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm PCR cho 286 người, ghi nhận 180 mẫu dương tính với Sars-CoV-2 vào ngày 28/7. Hiện, doanh nghiệp được yêu cầu tạm ngừng sản xuất sau 2 tuần hoạt động “3 tại chỗ”.
Trước đó, ngày 25/7, Công ty Thép không gỉ Quảng Thượng Việt Nam, KCN Long Giang, Tiền Giang cũng tạm dừng hoạt động sau khi phát hiện 84 ca dương tính Sars-CoV-2. Điều đáng nói, trước khi cho 260 công nhân vào làm việc, công ty đã làm xét nghiệm toàn bộ và cho kết quả âm tính với Sars-CoV-2.
Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nhiều ổ dịch xuất hiện tại các doanh nghiệp “3 tại chỗ”, ngày 29/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang quyết định cho tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp đang áp dụng phương án này trong khu, cụm công nghiệp kể từ 5/8.
![]() |
Công ty CP Gò Đàng, nơi ghi nhận 180 công nhân F0 khi đang thực hiện "3 tại chỗ" - Ảnh: Hải Đường |
Nhà chức trách địa phương yêu cầu các doanh nghiệp trên phải xét nghiệm PCR cho tất cả người lao động trước khi dừng hoạt động.
Ở Bình Dương, nơi có trên 3.400 doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”, cũng đang xuất hiện nhiều ca dương tính Sars-CoV-2 trong nhà máy. Điển hình là tại Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Long Việt phát hiện gần 250 ca dương tính hôm 27/7 vừa qua.
Hàng chục doanh nghiệp “3 tại chỗ” phải tạm ngừng sản xuất. Nhiều nhà máy bị phong tỏa để cơ quan chức năng truy vết dập dịch, không đủ điều kiện tiếp tục thực hiện vừa sản xuất vừa chống dịch.
![]() |
Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Long Việt phát hiện gần 250 ca dương tính hôm 27/7 - Ảnh: Đỗ Trường |
Trước tình hình đó, UBND tỉnh Bình Dương ngày 29/7 ban hành công văn chỉ đạo các địa phương nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch. Trong đó yêu cầu đối với những doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện tổ chức hoạt động theo phương châm "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 địa điểm" mới được phép hoạt động, nếu không đảm bảo điều kiện thì phải cương quyết cho ngừng hoạt động.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo địa phương và Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh cần phối hợp với doanh nghiệp ngừng hoạt động tiến hành sàng lọc, bảo đảm đầu ra công nhân lao động “sạch Covid-19”, không để mang mầm bệnh trở về địa phương nơi cư trú.
Làm thế nào đảm bảo an toàn cho các công nhân “3 tại chỗ”?
Ông Nguyễn Phúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương cho rằng chỉ nên áp dụng “3 tại chỗ” ở thời điểm dịch bệnh chưa lây lan quá rộng, xác suất công nhân bị nhiễm bệnh thấp.
“Một số doanh nghiệp tổ chức phương án này từ sớm, khi dịch chưa lan rộng, đến nay vẫn tương đối an toàn”, ông nói.
![]() |
Khu vực nghỉ ngơi dành cho công nhân nam tại một doanh nghiệp ở Bắc Giang - Ảnh: Giang Đông |
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt May Thêu Đan TP HCM Phạm Văn Việt đưa ra ý kiến rằng trong bối cảnh hiện nay, nếu nguồn cung vắc xin đầy đủ để có thể tiêm cho người lao động một cách nhanh nhất thì phương án sản xuất “3 tại chỗ” mới thật sự an toàn.
Việc ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân từng được Bắc Giang thực hiện sau khi địa phương này trở thành “tâm dịch” hồi tháng 5 vừa qua. Cùng với nhiều biện pháp cụ thể, phương án “3 tại chỗ” trong các doanh nghiệp tại các KCN tỉnh Bắc Giang đến nay phát huy tương đối hiệu quả. Đến nay có trên 132 nghìn công nhân lao động đi làm trở lại.
![]() |
Một công nhân đang làm việc tại nhà máy ở KCN tỉnh Bắc Giang - Ảnh: Giang Đông |
Từ kinh nghiệm của địa phương mình, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, để thực hiện “3 tại chỗ” hiệu quả, tỉnh còn đồng hành với doanh nghiệp trong việc giảm chi phí xét nghiệm; hỗ trợ chia công nhân thành các nhóm nhỏ theo dây chuyền, phân xưởng gắn với tổ phòng chống dịch Covid-19 tại nhà máy; lực lượng y tế nhanh chóng khoanh vùng cách ly trong trường hợp có ca nghi nghiễm hoặc nhiễm bệnh; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nơi ở tập trung tạm thời cho công nhân trong nhà máy; trường hợp doanh nghiệp không đủ diện tích thì được giới thiệu thuê khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ để công nhân lưu trú; quản lý chặt chẽ các công nhân đi làm trở lại song song với việc giải tỏa và làm sạch dần các khu cách ly tập trung...
Ông Sơn lưu ý mô hình “3 tại chỗ” chỉ là giải pháp ngắn hạn duy trì sản xuất trong lúc triển khai quyết liệt các biện pháp khác để dập dịch.
Ngày 14/7/2021, Bộ LĐ - TB & XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng TM & CN Việt Nam đã có Công văn 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có nội dung liên quan đến mô hình “3 tại chỗ”. Theo đó, Công văn hướng dẫn, khuyến nghị đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện “3 tại chỗ” phải đảm bảo các yêu cầu về: - Phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; - Đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung) theo quy định. - Đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động. |
![]() Hơn 1 tháng trở lại làm việc với hình thức “3 tại chỗ”, anh Dương Quang Huân (30 tuổi, công nhân Công ty TNHH ... |
![]() Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Bình Dương đã thực hiện “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp đảm bảo ... |
![]() Công ty phát hiện một ca nhiễm Covid- 19, gần 3.000 nhân viên, người lao động (NLĐ) hoang mang, lo lắng. Lãnh đạo công ty ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
