Đó là phát biểu của đồng chí Nguyễn Thái Dương - Phó chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam tại Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2022, diễn ra tại Hà Nội, sáng 27/12/2022.
Đồng chí Nguyễn Thái Dương cho biết, trong điều kiện khó khăn, kết quả sản xuất kinh doanh toàn ngành vẫn hết sức ấn tượng, dự kiến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn tăng trên 10% so với năm 2021. Thu nhập NLĐ tăng so với năm 2021 trong điều kiện thời gian làm việc giảm.
"Không có lao động phải chấm dứt hợp đồng do thiếu việc làm, tư tưởng NLĐ và tình hình quan hệ lao động hài hòa, ổn định, không xảy ra tình trạng ngừng việc tập thể...", Phó chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam nói thêm.
![]() |
Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn Dệt May Việt Nam 2022. Ảnh: Ý YÊN |
Theo đó, Công đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và NLĐ đổi mới, linh hoạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa trên mọi mặt công tác. Thực hiện tốt chức năng đại diên, bảo vệ NLĐ thông qua cơ chế dân chủ, kiểm tra giám sát; huy động tối đa nguồn lực chăm lo cho NLĐ.
Phát động và tổ chức các phong trào thi đua mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và có sức lan tỏa trong toàn hệ thống. Tuyên truyền, giáo dục, vận động NLĐ ổn định tư tưởng, chia sẻ khó khăn, đoàn kết gắn bó với doanh nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Cùng với đó, các lĩnh vực hoạt động như công tác nữ, gia đình và trẻ em, từ thiện,... đạt kết quả tốt.
Năm 2022, hầu hết các chỉ tiêu do Tổng LĐLĐ Việt Nam giao đều được Công đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức như: tổ chức hội nghị NLĐ, đối thoại tại doanh nghiệp, hoạt động Tháng Công nhân, điều chỉnh giá trị bữa ăn giữa ca, giai đoạn 1 Chương trình "01 triệu sáng kiến"...
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao những hoạt động của Công đoàn Dệt May Việt Nam trong năm 2022, từ việc chăm lo đời sống, việc làm cho NLĐ đến các hoạt động phúc lợi, xã hội từ thiện...
"Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đúng theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, lựa chọn nội dung rất đúng, trúng, linh hoạt, trên dưới đồng lòng", đồng chí Ngọ Duy Hiểu đánh giá.
Bên cạnh đó, đồng chí Ngọ Duy Hiểu cũng ghi nhận sự đổi mới hình thức tuyên truyền của Công đoàn Dệt May Việt Nam, luôn mày mò, trăn trở, đưa giải pháp công nghệ thông tin đến công đoàn cơ sở, đoàn viên và NLĐ.
Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, với đặc thù là ngành có nhiều lao động nữ, Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng có những hoạt động đặc biệt quan tâm chăm lo tới đối tượng này từ những điều nhỏ nhất. Bên cạnh đó, tích cực thành lập các tiểu ban, hướng dẫn, tham mưu, tổ chức tập huấn để chuẩn bị cho đại hội công đoàn các cấp.
"Việc chuyển giao nhiệm vụ Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng rất nhanh gọn, trách nhiệm, hiệu quả, đảm bảo tính kế thừa, liên tục phát triển", đồng chí Ngọ Duy Hiểu ghi nhận.
Theo Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, bước sang năm 2023, Công đoàn Dệt May Việt Nam lưu ý 4 vấn đề: Đây là năm tổ chức đại hội công đoàn các cấp; là năm bản lề triển khai Nghị quyết 13 của Đảng và Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị; năm mà các tổ chức đại diện người lao động ngoài Công đoàn được phép thành lập; ngoài ra, khó khăn của tình hình thế giới sẽ tác động trực diện vào đất nước ta, trong đó có ngành Dệt May.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu đề nghị Công đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục tìm giải pháp phong phú để phối hợp với chuyên môn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp hiệu quả, chăm lo hỗ trợ việc làm, thu nhập, giữ chân NLĐ trong bối cảnh khó khăn.
Triển khai đại hội công đoàn các cấp, sao cho đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, ngày hội của đoàn viên, NLĐ, có sự đổi mới. Các nội dung đại hội cần ngắn gọn, hấp dẫn, thuyết phục, thực sự là diễn đàn dân chủ, đóng góp cho sự lớn mạnh của tổ chức. "Đây cũng là dịp để chúng ta thay thế cán bộ thiếu nhiệt tình", đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đồng chí yêu cầu Công đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin; nghiên cứu triển khai kiện toàn công đoàn ngành theo chỉ đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam; quan tâm hơn nữa việc nghiên cứu tham gia xây dựng chính sách pháp luật.
![]() Sau khi nhận Quyết định công nhận chức danh Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm cam kết ... |
![]() Ngày 19/12, Công đoàn Dệt may Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - ... |
![]() Thưởng Tết trung bình của người lao động (NLĐ) làm việc trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là 15 ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
