Hoạt động Công đoàn
Bổ sung Covid-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội:

Điều kiện hưởng là 6 tháng sau khi mắc COVID-19 còn bị tổn thương, di chứng

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Theo Dự thảo Thông tư bổ sung bệnh Covid-19 nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) của Bộ Y tế, một điều kiện quan trọng để người lao động được hưởng chế độ là còn bị tổn thương, di chứng sau 6 tháng mắc bệnh.
Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp" kết thúc trong sự tiếc nuối của công nhân
Điều kiện hưởng là 6 tháng sau khi mắc COVID-19 còn bị tổn thương, di chứng
PGS. TS Lương Mai Anh - Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) thông tin về nội dung bổ sung bệnh Covid-19 nghề nghiệp được hưởng BHXH. Ảnh: THC

PGS. TS Lương Thị Mai Anh - Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế cho biết, Bộ Y tế đã tiếp tục lấy ý kiến Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Dự thảo Thông tư bổ sung bệnh Covid-19 nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) và Dự thảo Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và giám định bệnh Covid-19 nghề nghiệp.

Dự thảo định nghĩa: Bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Yếu tố gây bệnh là có tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 trong môi trường lao động.

Dự thảo cũng nêu rõ các nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc gồm: Người lao động làm việc tại các cơ sở y tế; người lao động làm việc phòng thí nghiệm SARS-CoV-2, lấy mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu; người lao động làm việc, phục vụ trong các bệnh viện điều trị người nhiễm Covid-19, khu cách ly tập trung, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ người nhiễm Covid-19 tại nhà. Người lao động tham gia vận chuyển đường hàng không, đường bộ phục vụ các đối tượng: Người nhiễm Covid-19, khu vực cách ly, điều trị, thi hài người mất do Covid-19. Người lao động tham gia khâm liệm, bảo quản, thiêu đốt, mai táng thi hài người mất do Covid-19.

Điều kiện hưởng là 6 tháng sau khi mắc còn bị tổn thương, di chứng
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, động viên cán bộ y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tháng 5/2021. Ảnh: THC

Người lao động tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm SARS-CoV-2 gồm: Nhân viên hải quan ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng quân đội; chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an; người lao động làm các nghề hoặc công việc khác tham gia phòng chống dịch Covid-19.

Dự thảo cũng quy định cụ thể về chẩn đoán và giám định trường hợp bệnh Covid-19 nghề nghiệp.

Việc bổ sung bệnh Covid-19 nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH là rất cần thiết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Ý kiến của các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan đơn vị, địa phương có ý nghĩa quan trọng giúp Bộ Y tế hoàn thiện để sớm ban hành Thông tư.

“Đối tượng là người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ, tiếp xúc với virus SARS-CoV-2, tham gia công tác phòng, chống dịch, phải có biên bản xác nhận của Trưởng đơn vị phân công thực hiện nhiệm vụ. Tổn thương do Covid-19 theo đề xuất là 6 tháng sau khi mắc bệnh còn di chứng mới được tính. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các biểu hiện sau nhiều tuần ở người khỏi bệnh như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ... là triệu chứng kéo dài do Covid-19 gây ra. Những biểu hiện này không được đánh giá là di chứng, tổn thương do Covid-19" - PGS. TS Lương Mai Anh nhấn mạnh.

Điều kiện hưởng là 6 tháng sau khi mắc còn bị tổn thương, di chứng

Cán bộ của Trung tâm Y tế Chí Linh (Hải Dương) tranh thủ nghỉ ngơi, lấy lại sức sau khi làm việc. Ảnh: BYT

Theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, nếu trường hợp bệnh lý phát sinh do COVID-19 được bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH thì người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ chi phí chữa bệnh, các chi phí mà bảo hiểm y tế (BHYT) không chi trả, được trả phí giám định suy giảm khả năng lao động (kết luận suy giảm dưới 5%). Trường hợp người lao động chưa tham gia BHYT thì được thanh toán toàn bộ chi phí y tế.

Bên cạnh đó, người lao động được trả tiền lương khi nghỉ việc để điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động và giám định y khoa mức suy giảm khả năng lao động, khám bệnh nghề nghiệp hằng năm.

Theo thống kê của Công đoàn Y tế Việt Nam, tính đến hết tháng 3/2022, tại 75 công đoàn cơ sở trực thuộc có 12.549 cán bộ y tế mắc Covid-19. Trong đó, hơn 2.000 người vừa điều trị bệnh vừa phục vụ bệnh nhân.

Còn thống kê của 35 Công đoàn ngành Y tế các tỉnh, thành phố cho thấy, tổng số cán bộ y tế mắc Covid-19 là 44.882 người. Trong đó, 2.587 cán bộ y tế là F0 phải vừa điều trị bệnh vừa phục vụ bệnh nhân. Việc hỗ trợ đối với cán bộ y tế mắc Covid-19 còn rất hạn chế.

Điều kiện hưởng là 6 tháng sau khi mắc còn bị tổn thương, di chứng

Đồng chí Nguyễn Mai Huy - Phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Công đoàn TP Hồ Chí Minh (bên trái) trao hỗ trợ cho công nhân, lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong các khu chế xuất, khu công nghiệp của TP Hồ Chí Minh. Ảnh: HỒNG GIANG

Đề xuất đưa bệnh Covid-19 vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH của Bộ Y tế đã nhận được sự đồng thuận của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Dự kiến, Thông tư này khi được ban hành, các cán bộ Công đoàn mắc Covid-19 đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nêu trên cũng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp.

Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên

Trước đây, các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch) ...

“Nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh trong phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc” “Nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh trong phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc”

Công đoàn Y tế Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Cục Quản lý Môi trường y tế vừa chính thức phát động ...

Gương mẫu Gương mẫu

Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm