Hoạt động Công đoàn

Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên

D.M
Tác giả: D.M
Trước đây, các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch) thuộc Danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ (quy định tại Thông tư 26/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội). Sau khi Danh mục này được sửa đổi, các nữ thuyền viên của Việt Nam đã nhận được Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn, được làm việc trên tàu biển.
“Nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh trong phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc” Tạp chí Lao động và Công đoàn tham gia Hội báo toàn quốc 2022
Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên


3 nữ thuyền viên được Cục Hàng hải Việt Nam trao Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn. Ảnh: CHHVN

Tại Việt Nam, nguồn thuyền viên nữ được đào tạo ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Thông tư số 26/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ đã xếp các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch) thuộc nhóm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con của lao động nữ. Do đó, thời gian qua chưa có nữ thuyền viên của Việt Nam làm việc trên tàu biển.

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, nhằm bắt kịp xu hướng chung của thế giới, cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, hướng tới vì sự tiến bộ của phụ nữ, Thông tư số 26/2013 đã được bãi bỏ, thay thế bằng Thông tư số 10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Thông tư này được điều chỉnh theo hướng không hạn chế quyền làm việc của phụ nữ trong các ngành, nghề. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để lao động nữ có cơ hội làm việc trên tàu biển.

Căn cứ vào quy định sửa đổi tại Thông tư số 10/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn ban hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về nội dung của hợp đồng lao động, hợp đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con, Cục Hàng hải Việt Nam đã công nhận và trao Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn cho các thuyền viên nữ.

Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên

Sinh viên học tập tại phòng mô phỏng. Ảnh: ĐHGTVTHCM

Lê Nguyễn Bảo Thư - nữ thuyền viên tàu biển đầu tiên của Việt Nam đang làm việc trên tàu Stolt Factor với vai trò sĩ quan thực tập. Để được làm việc trên con tàu này, sau khi được cấp Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn, cô tham gia thi tuyển thuyền viên đi tàu nước ngoài do Tập đoàn Stolt Tankers (Thụy Điển) và UT - STC (cơ sở liên doanh giữa Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh với Tập đoàn Đào tạo vận tải biển, giao thông Hà Lan) tổ chức.

Trước đó, Lê Nguyễn Bảo Thư theo học chuyên ngành Điều khiển tàu biển tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Theo Bảo Thư, những con tàu ngày càng được trang bị hiện đại. Điều kiện lao động của thuyền viên được cải thiện rõ rệt. Do đó, cô quyết tâm tiếp tục học các chứng chỉ để có thể tiếp tục theo nghề.

Tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2013 đến nay, chuyên ngành Điều khiển tàu biển đã đào tạo được 30 sinh viên nữ. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết số sinh viên này làm việc trong lĩnh vực quản lý tàu biển, kinh doanh hàng hải trên bờ. Bảo Thư là trường hợp đầu tiên thực tập chức danh sĩ quan vận hành trên tàu viễn dương nước ngoài. Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đã trao Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn cho 3 thuyền viên nữ đầu tiên của Việt Nam. Đó là Hứa Nguyễn Hoài Thương, Phan Thị Như Quỳnh và Nguyễn Thị Tường Vi. Cả 3 đều là sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.

Theo thống kê, những năm gần đây, Trường Đại học Hàng hải chỉ có gần 200 sinh viên theo học ngành Điều khiển tàu biển, 150 em theo học ngành Máy tàu biển. Đáng nói là, không phải sinh viên theo học những ngành này, sau khi tốt nghiệp sẽ quyết tâm trở thành thuyền viên. Bởi lẽ, nghề đi biển nặng nhọc, nguy hiểm, không phải ai cũng theo lâu dài được.

Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên
Lê Nguyễn Bảo Thư - nữ thuyền viên tàu biển đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: NVCC

Nhìn lại giai đoạn trước năm 2010, số lượng tuyển sinh của các ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển tại các cơ sở đào tạo nhân lực Hàng hải luôn đạt khoảng trên 450 sinh viên/ngành/năm. Giai đoạn 2016 - 2018, số lượng tuyển sinh ở những ngành này thấp kỷ lục, đạt vài chục sinh viên/ngành/năm. Mặc dù hai năm trở lại đây (2020 và 2021), tình hình có cải thiện nhưng còn thua xa so với giai đoạn trước.

Cục Hàng hải Việt Nam thống kê, nước ta đang có hơn 47.000 thuyền viên. Căn cứ xu hướng phát triển đội tàu trong nước và nhu cầu bổ sung lực lượng thuyền viên nghỉ hưu, bỏ nghề, đến hết năm 2021, Việt Nam cần đào tạo mới khoảng 15.000 thuyền viên. Trong đó, 7.000 người bổ sung theo yêu cầu phát triển đội tàu, 8.000 người thay thế lực lượng thuyền viên hiện có.

Thiếu nguồn nhân lực đầu vào đang khiến các chủ tàu Việt Nam gặp khó khăn khó khăn trong đảm bảo định biên an toàn tối thiểu trên tàu. Việc bổ sung nguồn nữ thuyền viên sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đặc thù và xóa dần định kiến "nghề đi biển chỉ dành cho đàn ông".

Gương mẫu Gương mẫu

Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ...

Khởi động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ ngành Y tế năm 2022 Khởi động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ ngành Y tế năm 2022

Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý Môi trường y tế, Tạp chí Lao động và Công đoàn triển khai ...

Chính sách tăng thời giờ làm thêm của người lao động dự kiến áp dụng đến hết tháng 12 Chính sách tăng thời giờ làm thêm của người lao động dự kiến áp dụng đến hết tháng 12

Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, chính sách ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm