![]() |
Lương tối thiểu tính theo giờ để bảo vệ cho những người lao động làm công việc linh hoạt, bán thời gian - Ảnh: Ý YÊN |
Hiện, Bộ LĐ–TB&XH đang lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan, hiệp hội về Dự thảo nói trên và hoàn thành trước ngày 5/6/2022.
Theo cơ quan này, mức lương tối thiểu tháng hiện áp dụng chủ yếu cho lao động làm những công việc có tính chất ổn định trong khu vực chính thức. Còn đối với những lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ gia đình nếu áp dụng mức lương tối thiểu tháng làm căn cứ thỏa thuận, trả lương theo ngày, giờ, tuần sẽ sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Bộ LĐ–TB&XH nhận định, việc bổ sung mức lương tối thiểu giờ sẽ góp phần hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu của Việt Nam, tăng tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang đề xuất gia nhập.
Cũng theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với lao động làm việc theo hợp đồng do cơ quan này đề xuất, mức lương tối thiểu cũng chia theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Các mức lương tối thiểu tính theo giờ được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Cách xác định này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được các chuyên gia Tổ chức Lao động Quốc tế khuyến nghị áp dụng tại Việt Nam.
Việc áp dụng phương pháp quy đổi tương đương nêu trên phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta khi lần đầu tiên quy định mức lương tối thiểu giờ, tránh tạo ra sự xáo trộn việc trả lương cho người lao động, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, về áp dụng mức lương tối thiểu, căn cứ các hình thức trả lương trong Bộ luật Lao động, Nghị định quy định lương tối thiểu tháng được áp dụng đối với người lao động trả lương theo tháng; lương tối thiểu giờ được áp dụng đối với người lao động trả lương theo giờ.
Đối với hình thức trả lương khác (theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán) thì do doanh nghiệp lựa chọn quy đổi sang mức lương tháng, hoặc giờ bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu tính theo giờ.
Vì vậy doanh nghiệp không cần yêu cầu phải thay đổi hình thức trả lương mà chỉ quy đổi ra mức lương tháng hoặc giờ để đối chiếu, kiểm chứng mức độ tuân thủ mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Câu chuyện tăng lương vẫn đang “tiến thoái lưỡng nan” khi 8 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ lùi thời gian ... |
Nhiều chuyên gia tham dự hội thảo "Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất kinh doanh" cho ... |
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đề xuất quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng, lần lượt ở ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
