Hoạt động Công đoàn

Tăng lương tối thiểu là phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường

D.M
Tác giả: D.M
Nhiều chuyên gia tham dự hội thảo "Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất kinh doanh" cho rằng, tăng lương tối thiểu trong bối cảnh hiện nay là phù hợp với kinh tế thị trường.
Tạo cơ hội để người khuyết tật được làm việc và cống hiến “Tăng lương tối thiểu chính là giúp doanh nghiệp có thêm động lực để phát triển” Tăng lương tối thiểu vùng: Cần nhìn nhận sòng phẳng
72% công nhân được hỏi cho biết không muốn cho con làm công nhân
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: THC

Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo “Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh”. Hội thảo có sự tham dự của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia; đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn ngành Trung ương…

Phát biểu khai mạc, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, hội thảo diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế. Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” phương án tăng mức lương tối thiểu vùng 6% sau gần 2 năm “lỗi hẹn” với người lao động.

“Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động đều đang gặp khó khăn, phải tiết kiệm từng đồng. Tăng lương là tăng chi phí cho doanh nghiệp nhưng đây cũng chính là khoản đầu tư sinh lời bởi nó giúp người lao động có thêm hứng thú, động lực để làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt. Từ đó giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, bền vững hơn” - đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn hội thảo sẽ tìm ra câu trả lời về tăng lương có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề ổn định thị trường lao động và phát triển kinh tế hiện nay. Hội thảo còn là căn cứ để Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách đối với người lao động những năm tiếp theo.

72% công nhân được hỏi cho biết không muốn cho con làm công nhân
TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: THC

Minh chứng về sự cần thiết về tăng lương tối thiểu, TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, tiền lương của người lao động có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với sự ổn định của thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Trong đó, tiền lương của người lao động phải là yếu tố đi trước. Tuy nhiên hiện nay, công nhân lao động có việc làm, cuộc sống bấp bênh từ hậu quả lương thấp.

Số liệu thống kê của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, công nhân lao động trong doanh nghiệp chiếm khoảng 15% dân số nhưng đóng góp trên 75% ngân sách và trên 65% GDP của cả nước. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, bảo đảm việc làm, nâng cao mức sống và từng bước cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc kéo dài chưa được giải quyết thỏa đáng.

Đặc biệt, qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, những vấn đề hiện ra rõ hơn, trầm trọng hơn: Người lao động có tiền lương thấp và thiếu tích lũy; việc làm, thu nhập bấp bênh; nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn; an sinh và phúc lợi xã hội chưa bảo đảm.

72% công nhân được hỏi cho biết không muốn cho con làm công nhân

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: THC

Khảo sát năm 2020 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy: 66% công nhân lao động phải thuê nhà trọ để ở. Trong đó, gần 4% phải ở nhà trọ thiếu tiện nghi sinh hoạt; 23% công nhân lao động phải dùng nguồn nước giếng đất, giếng khoan không đảm bảo vệ sinh. Sự hài lòng đối với cuộc sống của công nhân lao động nhìn chung đã được cải thiện nhưng còn ở mức trung bình (6,3/10 điểm),...

Dịch Covid-19 khiến phần lớn công nhân lao động rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Điều tra năm 2021 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy: 5% người được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt, cá (chỉ khoảng 1 - 2 lần/tuần); 34% cho biết thỉnh thoảng có thịt, cá trong bữa ăn (3 lần/tuần); 41% cho biết chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản và không dám đi khám bệnh vì không có tiền.

Để bảo đảm cuộc sống, 11,2% người lao động cho biết hằng tháng phải vay tiền. 35,6% người lao động thỉnh thoảng (từ 3 đến 4 tháng/lần) phải đi vay. Hơn 21% số người được khảo sát cho biết họ từng rút Bảo hiểm xã hội một lần.

Báo cáo tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của công nhân lao động năm 2022 do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện trong tháng 3/2022 cho thấy: Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của công nhân lao động chỉ ở mức 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay khi họ không làm thêm giờ.

Có một nghịch lý khá phổ biến là công nhân lao động phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao. Công nhân lao động ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, có khi lên đến 60 đến 70 giờ/tháng như ngành Dệt may, Điện tử, Chế biến thuỷ hải sản, Sản xuất gỗ... Có lẽ vì làm việc vất vả nhưng lương thấp nên có tới 72% không muốn con mình sau này theo nghề nghiệp của mình.

TS. Đỗ Quỳnh Chi - Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho biết, nỗi khổ của người lao động hiện nay không ai phủ nhận được. Đại dịch Covid-19 làm người lao động kiệt quệ về vật chất, sức khỏe, tinh thần. Khảo sát của Trung tâm tiến hành vào tháng 9/2021 cho thấy, số vụ bạo lực gia đình trong nữ công nhân ngành Dệt may gia tăng gần gấp đôi so với trước đại dịch. Điều đó cho thấy người lao động kiệt sức và họ lựa chọn trở về quê hương.

Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động đã tổ chức hội thảo với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, ngành hàng. Khuyến nghị đưa ra là doanh nghiệp có thu hút lao động quay trở lại hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp đối xử trong dịch bệnh và sẽ đối xử thế nào với người lao động sau đại dịch. Trên thực tế, đã có doanh nghiệp FDI tự đặt ra vấn đề lương đủ sống để giữ chân lao động. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tăng lương cho người lao động.

“Hiện nay, các đơn hàng đang tăng và các doanh nghiệp đã phục hồi. Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy nhu cầu tăng lương của người lao động là rất chính đáng. Khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp rất thiện chí, đồng ý tăng lương từ ngày 1/7/2022. Thêm vào đó, tăng lương cũng là chính sách thu hút lao động, thúc đẩy chuyển đổi số và phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Do vậy, chúng tôi đề nghị các Hiệp hội rút đơn kiến nghị hoãn tăng lương cho người lao động” - TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn chia sẻ.

Gương mẫu Gương mẫu

Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ...

Giá tăng vô lý, Honda Vision vẫn cháy hàng Giá tăng vô lý, Honda Vision vẫn cháy hàng

Sau những ngày "chênh" giá cả chục triệu khiến dân tình bức xúc, Honda Vision vẫn "cháy" hàng tại các đại lý phân phối tại ...

Tặng hơn 1.000 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn Tặng hơn 1.000 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Ninh trao 1.003 suất quà cho đoàn viên, công nhân, viên ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm